• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam

Sáng ngày 01/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng, chống HIV/AIDS; mít tinh hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS và tổng kết 30 năm công tác phòng, chống HIV/AIDS. Với sự tham gia của hơn 3.000 đại biểu tại 700 điểm cầu thuộc 63 tỉnh, thành phố. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì hội nghị toàn quốc. Chủ trì tại điểm cầu tỉnh Hà Tĩnh có Tiến sỹ Đường công Lự, Phó Giám đốc Sở Y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu khai mạc hội nghị

 

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Trãi qua 30 năm phòng, chống HIV/AIDS, số người nhiễm HIV/AIDS và tử vong liên quan đến AIDS giảm 2/3; từ đó phòng tránh được 0,5 triệu người nhiễm HIV và 200 người tử vong do AIDS; khống chế tỷ lệ HIV tại cộng đồng dưới 0,3%; giảm kỳ thị, phân biệt đối xử; trật tự, an ninh được ổn định, phát triển KT-XH. Việt Nam là một trong 4 quốc gia đạt chỉ tiêu dưới ngưỡng 96%.

Hội nghị đã nghe báo cáo tổng kết 30 phòng, chống HIV/AIDS tại Việt nam. Theo đó, kể từ khi Việt Nam phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên năm 1990. Lũy tích đến 31/9/2020, Việt Nam có 211.981 trường hợp nhiễm HIV, 191.850 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS và 103.426 trường hợp tử vong do AIDS. Mặc dù, có nhiều thách thức nhưng công tác phòng chống HIV/AIDS đạt được nhiều thành tựu. Công tác truyền thông, xét nghiệm đa dạng, mở rộng và đổi mới. Mỗi năm có khoảng 2,5 đến 3 triệu mẫu xét nghiệm HIV(tăng gấp 20 lần so với giai đoạn trước năm 2010); phát hiện từ 8.000 đến 10.000 người dương tính với HIV. Công tác điều trị HIV/AIDS liên tục được mở rộng, chất lượng hiệu quả, đa số bệnh nhân tuân thủ điều trị và tải lượng vi rút đạt dưới ngưỡng 96%. Công tác Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đạt hiệu quả, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con liên tục giảm, 4 năm gần đây đều dưới mức 2,5%. Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đạt nhiều hiệu quả; giảm lây nhiễm HIV, phát triển kinh tế gia đình, xã hội, góp phần đảm bảo an ninh, tật tự xã hội.

Tiến sỹ Đường Công Lự - Phó Giám đốc Sở Y tế chủ trì tại điểm cầu Hà Tĩnh

 

Tuy nhiên, công tác phòng, chống HIV/AIDS vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Mỗi năm vẫn có khoảng 10.000 người nhiễm mới HIV. Các hành vi nguy cơ diễn biến phức tạp, lây truyền qua đường tình dục và nhóm MSM(đồng tính nam) gia tăng. Vẫn còn nhiều trường hợp nhiễm HIV chưa tiếp cận dịch vụ điều trị ARV… Đây chính là rào cản và có nguy cơ làm gia tăng lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

Tại hội nghị các đại biểu được nghe một số tham luận về công tác phòng chống HIV/AIDS của Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Điện Biên, Đánh giá của các tổ chức Liên hiệp quốc về phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam và nhiều ý kiến phát biểu của các tỉnh, thành phố bàn về các giải pháp khắc phục những khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu kết luận hội nghị

 

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình ghi nhận những kết quả đã đạt được về công tác phòng, chống HIV/AIDS trong 30 năm qua tại Việt Nam. Thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp liên ngành, huy động sự tham gia của cộng đồng, hỗ trợ xã hội. Tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, đặc biệt cho những người dễ bị tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa. Đổi mới công tác truyền thông, giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử; đa dạng hóa công tác xét nghiệm sàng lộc, mở rộng phòng xét nghiệm khẳng định, nâng cao chất lượng điều trị. Tăng cường sự hỗ trợ của gia đình và xã hội với người nhiễm HIV; nâng cao trách nhiệm của người nhiễm của người nhiễm HIV với gia đình và xã hội. Hướng tới mục tiêu chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tặng Huân chương lao động hạng nhì của Chủ tịch nước cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS

 

 

và tặng Huân chương lao động hạng nhì của Chủ tịch nước cho 7 cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống HIV/AIDS

 

Ghi nhận những cống hiến của tập thể và cá nhân trong công tác phòng chống HIV/AIDS 30 năm qua. Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng nhì vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và 07 cá nhân tiêu biểu được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng nhì và hạng ba.

 

Tại Hà Tĩnh, trường hợp được phát hiện đầu tiên vào tháng 05 năm 1997, tính đến 31/9/2020 đã có 1.909 trường hợp nhiễm HIV/AIDS, 957 trường hợp chuyển AIDS và đã có 395 trường hợp tử vong do AIDS. Hiện Hà Tĩnh đã khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư ở mức 0,14%(dưới 0,15% theo nghị quyết) và đạt mục tiêu 3 giảm: giảm số người nhiễm mới HIV, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS, qua đó giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh và tật tự an toàn xã hội.

Thanh Loan


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3.961
Tháng 04 : 136.221
Năm 2024 : 633.440
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.431.954