• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Truyền dịch không hề “lành tính”, có thể gây tử vong nếu sử dụng bừa bãi

Nhiều người coi truyền dịch như một phương pháp nhanh nhất phục hồi sức khỏe khi ốm hay mệt mỏi mà không hề biết rằng cần phải theo chỉ định của bác sĩ nếu không có thể gây ra tử vong.

Nhiều người coi truyền dịch như một phương pháp nhanh nhất phục hồi sức khỏe khi ốm hay mệt mỏi mà không hề biết rằng cần phải theo chỉ định của bác sĩ nếu không có thể gây ra tử vong.

Có rất nhiều người khi thấy trong người không được khỏe hay mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ ít, thì lại nghĩ là truyền dịch để phục hồi lại sức khỏe. Dịch truyền chỉ thực sự có lợi khi cơ thể chúng ta cần thiết. Còn trong những trường hợp bình thường thì dịch truyền không những không có lợi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe do bị một số tai biến nguy hiểm.

truyen dich khong he lanh tinh co the gay tu vong neu su dung bua bai

Truyền dịch cần phải được chỉ định của bác sỹ. Ảnh minh họa

Theo ytevietnam.edu.vn, dịch truyền là những dung dịch thuốc vô khuẩn dùng để tiêm truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch người bệnh. Dịch truyền có nhiều loại với các thành phần hoạt chất ở những nồng độ khác nhau.

Đến nay, chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh rằng truyền dịch là bổ dưỡng hay khi bị sốt truyền dịch là có thể giúp hạ sốt. Thế nhưng rất nhiều người lầm tưởng và tin rằng truyền dịch sẽ giúp khỏe hơn, giúp người suy kiệt, mệt mỏi trở nên mạnh khỏe, nhất là khi trẻ con bị sốt thì phải truyền dịch mới tốt.

Truyền dịch không hề “lành tính” nó vẫn gây ra phản ứng phản vệ cho cơ thể người bệnh. Nó không có tác dụng làm mát cơ thể, bồi dưỡng cơ thể và càng không có tác dụng thay thế các dưỡng chất có trong thực phẩm ăn uống hàng ngày.

Nhiều người chỉ hiểu đơn giản rằng dịch truyền là chất “bổ”, nên cứ hễ thấy mệt là muốn bổ sung. Nhưng thực chất các loại dịch truyền đều là thuốc dưới dạng đặc biệt, dịch truyền chỉ được dùng khi có chỉ định của các bác sĩ, thầy thuốc tư vấn dành để điều trị một vài căn bệnh như bị tiêu chảy bị mất nước hay thiếu các vi chất cần thiết. Đặc biệt với những người có tiền sử bệnh tim mạch thì việc truyền dịch là vô cùng nguy hiểm.

Trong một vài trường hợp truyền dịch sẽ đem đến những hiệu quả và tiến triển vô cùng khả quan cho người bệnh. Vì thế dịch truyền chỉ được sử dụng trong một vài trường hợp như, bệnh nhân mất nước cấp tính mà không thể bù được lượng dịch đã mất bằng con đường uống một vài loại thuốc. Đa phần những trường hợp này là bệnh nhân bị tiêu chảy cấp, người bị nôn, bệnh nhân bị bỏng nặng, bệnh nhân sốt cao mất nước, bệnh nhân bị hẹp môn vị không ăn uống được…

Truyền khi người bệnh không thể ăn được khi vừa trải qua ca phẫu thuật ống tiêu hóa như cắt dạ dày, cắt đoạn ruột…bệnh nhân cần một lượng calo lớn mà chế độ ăn qua đường tiêu hóa không cung cấp đầy đủ hoặc những bệnh nhân cần một chế độ ăn đặc biệt phải cung cấp qua những loại dịch truyền tĩnh mạch để nuôi dưỡng. Nhưng trong trường hợp người bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng.

Bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng, viêm phúc mạc, bệnh lý ung thư, suy tim, cơn tăng huyết áp cấp cứu… sẽ được chỉ định truyền dịch có pha thuốc để điều trị như pha thuốc truyền các loại kháng sinh, hóa chất điều trị ung thư, các thuốc trợ tim, nâng huyết áp…

Truyền dịch như con dao 2 lưỡi chúng đem đến hiệu quả rất khả quan những cũng có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh trong chớp mắt nếu dùng sai cách sai liều lượng. Chính vì thế để phát huy công dụng một cách tốt nhất người bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn, cũng như trong quá trình truyền dịch cần tuân thủ đúng nguyên tắc để không mang đến những kết quả không như mong muốn.

Theo Báo SKĐS


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 45
Tháng 11 : 35.933
Năm 2024 : 2.617.435
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.415.949