• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Các phương pháp tập luyện tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi, do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên bé rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Cùng với các biện pháp sử dụng thuốc, chế độ ăn kiêng... các bài tập giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

1. Vai trò của tập luyện đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em xảy ra khi có bất thường trong hoạt động chức năng tiêu hóa. Xuất phát từ một cơ quan, bộ phận trong ống tiêu hóa sẽ dẫn đến rối loạn hấp thu, rối loạn thải trừ. Điều này gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn cho trẻ.

Bên cạnh việc kiểm soát lại chế độ ăn uống cho trẻ, đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, chế biến vệ sinh an toàn thực phẩm, điều trị bằng các thuốc nội khoa để phục hồi chức năng đường ruột thì cho trẻ vận động, tập luyện các bài tập cũng góp phần hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho trẻ, nhanh chóng lập lại nhu động ruột vốn có.

Các bài tập luyện cũng giúp kích hoạt năng lượng vùng luân xa 3 (vùng thượng thận) để từ đó giúp trẻ có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Tập thể dục còn được biết đến là một trong những cách bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ tốt nhất. Phụ huynh có thể khuyến khích và hướng dẫn trẻ nhỏ thực hiện các bài tập thể dục đơn giản để tăng cường sức đề kháng.

Ngoài ra, các bài tập còn có thể giúp trẻ phát triển, tăng chiều cao và trao đổi chất tốt hơn, giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt và tăng cân cũng như khỏe mạnh hơn.

Các phương pháp tập luyện tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa- Ảnh 1.

Các bài tập thở giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

2. Các bài tập tốt nhất cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

2.1. Bài tập hít thở

- Cho trẻ ngồi xếp vòng, tư thế thả lỏng hai vai, hai tay đặt lên hai đầu gối.

- Hướng dẫn trẻ hít vào thật sâu, đẩy bụng căng phồng rồi thở ra, xẹp bụng xuống, siết chặt cơ bụng. Rồi lại hít sâu vào, thở ra.

- Thực hiện bài tập hít thở 10 lần.

Tác dụng: Bài tập này giúp cho trẻ điều khí toàn cơ thể, đặc biệt giúp thư giãn, co duỗi cơ vùng bụng và giúp thoát khí ở vùng bụng hiệu quả, rất tốt trong những trường hợp trẻ hay bị đầy bụng, chướng hơi.

2.2. Xoa bóp vùng bụng

- Trước tiên cho trẻ uống khoảng 100 - 200 ml nước chờ 3 - 5 giây cho nước xuống dưới ruột.

- Tiếp theo xác định điểm cách rốn khoảng 2 - 3 cm phía bên phải, sau đó đặt úp bàn tay tại điểm đã xác định.

- Dùng hai bàn tay xoa theo chiều kim đồng hồ, làm liên tục khoảng 30 vòng, theo chiều nhu động ruột.

Tác dụng: Giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả, kích thích đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.

2.3. Xoa vùng ngực và bụng

- Thực hiện trong tư thế cho trẻ ngồi thẳng lưng, có thể hướng dẫn trẻ dùng tay bên phải luồn dưới nách qua bên trái tới tận phía sau lưng rồi vuốt ngang qua vùng ngực hoặc bố mẹ ngồi phía sau lưng trẻ và thực hiện bài tập.

- Thực hiện khoảng 10 lần rồi đổi tay, làm tương tự với tay trái.

- Tiếp theo hướng dẫn trẻ dùng hai bàn tay vuốt từ dưới bụng lên, kết hợp với hít vào, rồi từ từ đưa tay xuống dưới và thở chậm, làm liên tục khoảng 5 - 10 lần.

Tác dụng: Xoa bóp nội tạng, tăng cường nhu động của đường ruột, tránh rối loạn tiêu hóa.

2.4. Bài tập đưa tay sau gáy

- Hướng dẫn trẻ, bắt hai tay chéo nhau, đưa tay ra sau gáy và hết sức kéo ra sau, đầu đưa ra sau.

- Tiếp theo hướng dẫn trẻ hít vào một hơi tối đa và giữ ở đó khoảng 2 - 3 giây.

- Thực hiện bài tập liên tục khoảng 5 - 10 lần.

Tác dụng: Tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh táo bón hiệu quả.

2.5. Bài tập đưa tay về phía trước

- Cho trẻ ngồi, hai tay đặt trên đầu gối, đầu thẳng, vai thẳng.

- Hướng dẫn trẻ hít vào, đưa hai tay về phía trước, đan tay lại và lật lòng bàn tay hướng về phía trước.

- Vươn hai tay lên cao, rồi thở ra hạ tay xuống.

- Thực hiện bài tập khoảng 5 - 10 lần rồi thả lỏng tay và vai.

Tác dụng: Bài tập này giúp thư giãn cơ vùng bụng, đẩy những chất dư thừa trong nội tạng.

2.6. Bài tập gập đầu gối vào bụng

- Cho trẻ nằm ngửa, đưa đầu gối về phía ngực và ép nhẹ vào bụng, rồi từ từ duỗi ra.

- Thực hiện bài tập 5 - 10 lần, tư thế này giúp thúc đẩy tiêu hóa tốt, lưu thông máu trong dạ dày.

2.7. Bài tập rắn hổ mang

- Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, bàn chân khép vào nhau, đặt hai bàn tay ngang tầm ngực.

- Nâng phần trên cơ thể trong thì hít vào, mắt nhìn thẳng về phía trước, giữ sao cho cổ thẳng.

- Đặt cơ thể xuống nhẹ nhàng trong thì thở ra.

Tác dụng: Bài tập này giúp thư giãn dạ dày, thư giãn cơ vùng bụng, từ đó tiêu hóa được tốt hơn.

2.8. Bấm huyệt

Ngoài các bài tập xoa bóp và thể dục như trên, quý phụ huynh có thể sử dụng phương pháp bấm huyệt của Y học cổ truyền để làm tăng hiệu quả điều trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Một số huyệt thường dùng trong điều trị rối loạn tiêu hóa bao gồm:

- Day ấn huyệt trung quản:

+ Vị trí: Nằm ở trên rốn 4 thốn (1 thốn bằng bề rộng của khớp đốt thứ 3 của ngón tay cái), hoặc lấy trung điểm của mũi ức và rốn thì đó là huyệt.

+ Cách thực hiện: Cho trẻ nằm ngửa hoặc tư thế nửa nằm nửa ngồi, sau đó dùng ngón tay cái để day bấm huyệt trung quản trong 1 phút.

+ Tác dụng: Khi day bấm huyệt trung quản sẽ tăng cường nhu động của dạ dày và ruột, kích thích tiết dịch, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu, từ đó điều trị tốt các chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, chán ăn…

- Day ấn huyệt thiên khu

+ Vị trí: Từ rốn đo ngang ra 2 thốn thì đó là huyệt.

+ Cách thực hiện: Cho trẻ nằm ngửa hoặc tư thế nửa nằm nửa ngồi, sau đó dùng ngón tay cái hoặc hai ngón giữa để day ấn đồng thời cả hai huyệt thiên khu ở hai bên rốn trong vòng 1 phút.

+ Tác dụng: Theo y học cổ truyền, day bấm huyệt thiên khu có tác dụng điều hòa vị tràng, lý trí tiêu trệ, từ đó giúp phòng và điều trị các chứng bệnh đau bụng vùng quanh rốn, đầy bụng, sôi bụng, chán ăn, ăn không tiêu, táo bón, tiêu chảy…

- Day ấn huyệt túc tam lý

+ Vị trí: Sờ dọc theo bờ trước xương ống chân (mào chày) từ dưới cổ chân ngược lên, khi đến gần khớp gối ngón tay của bạn bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ vị trí đó đo ra ngoài một khoát ngón tay (tương đương 1,5 thốn) là huyệt túc tam lý, khi ấn có cảm giác tê tức nặng lan xuống bàn chân.

+ Cách thực hiện: Nên cho trẻ ở tư thế ngồi, dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa để day ấn huyệt túc tam lý trong 1 phút.

+ Tác dụng: Huyệt túc tam lý có công năng điều hòa tỳ vị, kiện vận tỳ dương, hóa thấp tiêu trệ, ôn trung tán hàn, bổ trung ích khí, chuyên được dùng để phòng và chữa các bệnh lý thuộc đường tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Các phương pháp tập luyện tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa- Ảnh 3.

Bài tập rắn hổ mang giúp thư giãn dạ dày, tiêu hóa tốt hơn.

3. Những lưu ý khi thực hiện các bài tập

- Trước khi xoa bóp cho trẻ, phụ huynh phải rửa sạch tay bằng xà phòng, cắt móng tay.

- Trời rét phải xoa hai tay cho nóng rồi mới làm cho trẻ để tránh lạnh.

- Tư thế ngồi hay nằm của trẻ phải thoải mái.

- Tránh tập luyện, xoa bóp khi vừa ăn no vì có thể gây tức bụng, chỉ nên tiến hành xoa bóp sau khi ăn ít nhất 30 phút hoặc vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy.

- Với trẻ sơ sinh bố mẹ nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, xoa bóp cho trẻ.

- Sau khi tập luyện, xoa bóp cho trẻ cần chú ý:

+ Không nên cho trẻ ăn ngay, nhưng có thể uống nước.

+ Trong phòng cần giữ ấm, nhất là về mùa đông vì sau khi tập luyện, xoa bóp trẻ đổ mồ hôi nhiều, nếu để gió lạnh lùa vào sẽ khiến trẻ rất dễ bị cảm mạo, nếu mùa hè thì phòng cần phải thoáng mát.

+ Sau khi tập luyện và xoa bóp dễ gây mệt mỏi về tinh thần, do đó cần cho trẻ yên tĩnh, tránh ồn ào để trẻ được nghỉ ngơi.


Nguồn: Báo SKĐS
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 8.937
Tháng 11 : 134.135
Năm 2024 : 2.715.637
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.514.151