• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

10 loại thực phẩm người bị tăng huyết áp cần tránh

Cả yếu tố di truyền và lối sống đều góp phần gây tăng huyết áp. Việc đưa ra quyết định sáng suốt và có ý thức trong lựa chọn thực phẩm sẽ giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), khoảng 70% lượng natri tiêu thụ đến từ thực phẩm đóng gói, đồ ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn tại nhà hàng. Tránh 10 loại thực phẩm có hàm lượng natri cao dưới đây giúp kiểm soát huyết áp cũng giúp người bệnh tăng huyết áp thiết lập một lối sống thúc đẩy sức khỏe tim mạch:

1. Bánh mì và bánh cuộn

Bánh mì và bánh cuộn được sản xuất thương mại thường có hàm lượng natri cao. Điều quan trọng là phải đọc kỹ nhãn thông tin dinh dưỡng khi mua những mặt hàng này.

Hãy chú ý đến hàm lượng natri được liệt kê trong bảng thông tin dinh dưỡng và xem xét danh sách thành phần để tìm những từ như natri bicarbonate (baking soda), natri nitrat, mononatri glutamat (MSG) hoặc natri benzoat, những thành phần này cũng góp phần vào hàm lượng natri tổng thể.

10 loại thực phẩm người bị tăng huyết áp cần tránh- Ảnh 1.

Bánh mì và bánh cuộn được sản xuất thương mại thường có hàm lượng natri cao gây tăng huyết áp.

2. Bánh pizza

Pizza có hàm lượng natri rất cao vì thường bao gồm các thành phần có hàm lượng natri cao như:

  • Thịt chế biến
  • Các loại topping đóng hộp như ô liu, nụ bạch hoa và rau ngâm
  • Phô mai
  • Nước sốt đóng hộp
  • Bột mặn

Để có lựa chọn lành mạnh hơn, hãy cân nhắc thay đổi công thức pizza truyền thống. Chọn lớp phủ thay thế có hàm lượng natri thấp hơn, chuyển sang vỏ bánh làm từ súp lơ hoặc chọn vỏ bánh làm từ lúa mì nguyên cám.

Những thay đổi này không chỉ làm giảm hàm lượng natri mà còn làm tăng chất xơ và giá trị dinh dưỡng tổng thể của pizza. Bằng cách thực hiện những thay đổi đơn giản này, bạn có thể thưởng thức món ăn phổ biến này trong khi kiểm soát tốt hơn lượng natri nạp vào cơ thể và đóng góp tích cực cho sức khỏe tim mạch.

3. Thịt nguội

Thịt nguội thường có hàm lượng natri cao và có thể chứa chất bảo quản ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch. Để có lựa chọn lành mạnh hơn, hãy chọn các loại thịt nguội thay thế như gà tây hoặc ức gà nướng, cá hồi hoặc cá ngừ đóng hộp ít natri, các lựa chọn từ trứng, hummus hoặc các loại đậu phết khác, rau tươi hoặc nướng hoặc thậm chí là bánh mì nướng bơ vì quả bơ cũng có tác dụng làm giảm huyết áp.

10 loại thực phẩm người bị tăng huyết áp cần tránh- Ảnh 2.

Người bị tăng huyết áp cần tránh thịt nguội và thức ăn chế biến sẵn.

4. Thịt ướp muối

Thịt ướp muối như thịt xông khói và xúc xích, được biết đến với hàm lượng natri và chất béo bão hòa cao. Những đặc điểm này là kết quả của quá trình ướp muối, thường bao gồm việc sử dụng muối và các chất bảo quản khác để tăng hương vị và kéo dài thời hạn sử dụng.

Để có những lựa chọn thay thế lành mạnh hơn, hãy thử chọn thịt nạc hơn như thịt gà hoặc gà tây. Khi chọn thịt gà hoặc gà tây, điều quan trọng nữa là phải chọn loại chưa qua chế biến. Các sản phẩm gia cầm chế biến đôi khi có thể chứa thêm natri hoặc chất bảo quản khác, giống như các sản phẩm thịt đã qua chế biến.

5. Súp đóng hộp

Một số loại súp đóng hộp có hàm lượng natri cao hơn để tăng hương vị và được dùng cho mục đích bảo quản. Tốt nhất là đọc nhãn dinh dưỡng, so sánh các thương hiệu và chọn súp có hàm lượng natri thấp nhất. Bạn nên tự làm súp tại nhà giúp kiểm soát hoàn toàn các thành phần, số lượng và lượng muối.

6. Dưa chua chứa natri gây tăng huyết áp

Dưa chua, cũng như các loại thực phẩm muối chua khác, thường chứa nhiều natri, một chất được sử dụng trong quá trình muối chua như một chất bảo quản và tăng hương vị. Hãy cân nhắc giảm số lượng hoặc lượng thức ăn muối chua dễ dẫn đến tăng huyết áp. Ngoài ra, tự làm dưa chua tại nhà với giấm và ít muối có thể là một giải pháp thay thế lành mạnh.

7. Sản phẩm cà chua đóng hộp

Mặc dù cà chua là một lựa chọn lành mạnh và bổ dưỡng nhưng các sản phẩm cà chua đóng hộp thường được thêm muối để tăng hương vị và kéo dài thời hạn sử dụng. Các sản phẩm cà chua đóng hộp bao gồm sốt cà chua, sốt spaghetti và cà chua thái hạt lựu. Khi muốn tiêu thụ những sản phẩm này, hãy nhớ đọc nhãn và tìm các sản phẩm cà chua có tuyên bố dinh dưỡng "không thêm muối" hoặc "ít natri" ở mặt trước bao bì.

10 loại thực phẩm người bị tăng huyết áp cần tránh- Ảnh 3.

Các sản phẩm cà chua đóng hộp thường được thêm muối, không tốt cho người tăng huyết áp.

8. Phô mai

Mặc dù phô mai là nguồn canxi có giá trị nhưng một số loại phô mai có thể chứa nhiều chất béo bão hòa và muối. Để có lựa chọn lành mạnh hơn, luôn nhớ kiểm tra nhãn thông tin dinh dưỡng trên bao bì phô mai. Hãy chọn loại ít natri, ít chất béo và thưởng thức phô mai ở mức độ vừa phải như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, chú ý đến khẩu phần ăn, kết hợp với các thực phẩm lành mạnh hơn như rau xanh, dầu ô liu.

9. Caffeine và đồ uống tăng lực

Mặc dù lượng caffeine tiêu thụ ở mức vừa phải thường được chấp nhận nhưng lượng tiêu thụ quá mức, đặc biệt là từ các nguồn như đồ uống tăng lực có thể gây tăng huyết áp tạm thời.

Trà xanh là một lựa chọn thay thế tuyệt vời, cung cấp mức caffeine vừa phải và một loạt các chất chống oxy hóa phong phú. Uống trà xanh sẽ cung cấp nguồn năng lượng ổn định hơn, tăng dần dần so với đồ uống có hàm lượng caffeine cao. Ngoài ra, trà xanh có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện sức khỏe tim mạch và có vai trò tiềm năng trong việc kiểm soát cân nặng.

10. Gia vị thêm

Nhiều loại gia vị thêm vào, bao gồm nước tương và tương cà, có hàm lượng natri cao góp phần làm tăng huyết áp khi tiêu thụ với số lượng lớn. Nên lựa chọn các loại ít natri hoặc chế biến nước sốt ít natri tự làm giúp kiểm soát lượng natri nạp vào cơ thể tốt hơn.

Sử dụng các thành phần tự nhiên như dầu ô liu, giấm táo, nước cốt chanh và các loại thảo mộc tươi có thể tăng hương vị cho món ăn mà không cần thêm quá nhiều natri. Ngoài ra, thử nghiệm với các loại gia vị và nguyên liệu tươi cũng mang đến nhiều hương vị khác nhau cho bữa ăn, giảm sự phụ thuộc vào các loại gia vị có hàm lượng natri cao và thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh hơn nói chung.

ThS.BS. Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Người bệnh tăng huyết áp ngoài việc tuân thủ uống thuốc hạ áp đều đặn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch thì việc duy trì chế độ ăn lành mạnh, thay đổi lối sống cũng góp phần quan trọng giúp huyết áp ổn định, tránh được những biến chứng của bệnh.


Nguồn: Báo SKĐS
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5.593
Tháng 11 : 130.791
Năm 2024 : 2.712.293
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.510.807