• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Những loại thực phẩm gây căng thẳng, lo âu

Thực phẩm có thể gây tác động lên tâm trạng con người. Một số loại thực phẩm nhất định khiến bạn thêm căng thẳng, lo lắng.

Thực phẩm có thể gây tác động lên tâm trạng con người. Một số loại thực phẩm nhất định khiến bạn thêm căng thẳng, lo lắng.

Rượu

Khi lo âu, trầm cảm hoặc buồn bã chúng ta thường uống rượu để thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, rượu là một trong những loại thực phẩm làm tăng căng thẳng. Tâm trạng bạn chỉ cải thiện tạm thời lúc ban đầu và trở nên tồi tệ hơn sau đó do rượu ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, điều khiển cảm xúc của bạn. Rượu có thể gây mất nước, làm suy giảm khả năng tập trung và khả năng nhận thức, dẫn đến tình trạng lo âu, căng thẳng.

Chất phụ gia thực phẩm

Có nhiều chất phụ gia thực phẩm thực sự gây hại và có thể dẫn tới mất ngủ do lo âu, bồn chồn, và nhiều rối loạn khác. Một số chất phụ gia được sử dụng trong hoa quả và rau. Một số được cho vào các loại thực phẩm khác. Một trong những chất phụ gia này là monosodium glutamate (bột ngọt) không chỉ gây lo âu mà còn gây tổn hại cho não.

thực phẩm gây lo âu

Thực phẩm tinh chế

Tránh xa các loại thực phẩm tinh chế như mỳ ống, bánh mỳ trắng, đồ uống có đường, bánh kẹo,… vì chúng có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn theo nhiều cách. Những chất này có thể gây dao động đường huyết. Đôi khi chúng khiến đường huyết tăng cao và đôi khi gây hạ đường huyết đột ngột dẫn đến cảm giác lo âu.

Cà phê

Cà phê cũng là loại thực phẩm nên hạn chế. Uống quá nhiều cà phê kích thích cơ thể giải phóng hormon stress, làm gia tăng cảm giác lo âu.

Theo: Báo SKĐS


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 483
Tháng 07 : 25.055
Năm 2024 : 1.164.362
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.962.876