• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Cách lựa chọn thực phẩm bảo đảm an toàn ngày Tết

Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội Xuân 2018 đang đến gần, thời gian nghỉ Tết thường kéo dài, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi toàn quận, nhiều lễ hội với hàng nghìn lượt khách tham dự. Đây cũng là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, hải sản, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…

Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội Xuân 2018 đang đến gần, thời gian nghỉ Tết thường kéo dài, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi toàn quận, nhiều lễ hội với hàng nghìn lượt khách tham dự. Đây cũng là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, hải sản, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…

Tuy nhiên, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay khiến nhiều người lo lắng. Chính vì thế, người tiêu dùng cần biết cách nhận biết một số thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhận biết thịt lợn có chất tạo nạc: Theo các chuyên gia nông nghiệp, lợn nếu được nuôi bằng hóa chất tạo nạc thì da sẽ mỏng hẳn, khi lợn còn sống da có độ căng bất thường, có cảm giác như bị ứ nước bên trong. Khi chọn thịt cần tránh loại mà lớp mỡ dưới da mỏng, lỏng lẻo, dày chưa đến 1cm (trong khi lớp mỡ của lợn nuôi bình thường dày từ 1,5 – 2cm). Khi thái thịt nếu miếng thịt mềm, không đứng vững được thì có khả năng là loại bị sử dụng chất tạo nạc.

Khi mua thịt cần để ý chỗ liên kết giữa phần nạc và phần mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có dịch vàng rỉ ra thì chắc chắn đó là thịt nuôi bằng chất tạo nạc. Thịt lợn nuôi bằng chất tạo nạc thường có màu đỏ bất thường và sáng, bóng hơn bình thường, tuy nhiên lại dễ bị biến thành màu đỏ sậm ngả sang đen, khi ăn thường có cảm giác khô, không có vị béo của thịt.

Để chọn được các loại thịt an toàn, nên chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. Thịt tươi, ngon phải có lớp mỡ có màu sáng bóng, phần nạc có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính. Thịt tươi và sạch cần phải không có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi thuốc kháng sinh.

Thịt bò giả: Tình trạng thịt lợn, thịt trâu giả thịt bò cũng được bày bán khắp các chợ. Để nhận biết điều này, bạn cần lưu ý: Thịt bò thật màu đỏ au, tươi hồng, thớ nhỏ, dài, màu đỏ tươi, phần mỡ và bì có màu vàng nhạt, có mùi hôi đặc trưng của bò. Khi nghi ngờ miếng thịt bò mình chuẩn bị mua, người tiêu dùng nên ấn nhẹ tay lên miếng thịt. Nếu là miếng thịt bò thật, miếng thịt sẽ dẻo, khô, ít tính đàn hồi, nhấc lên có cảm nhận như thịt dính theo. Với thịt bò giả, ấn tay vào thấy mềm, bở, không có cảm giác thịt dính theo. Thêm vào đó, trong trường hợp thịt lợn giả thịt bò bằng phương pháp nhuộm hoá chất, người tiêu dùng có thể quệt tay vào miếng thịt, nếu thấy lưu lại màu đỏ 'lạ' thì thịt đã được nhuộm phẩm màu. Sau khi chế biến, thịt bò thật vẫn giữ nguyên màu sắc hồng sậm, ngọt đặc trưng. Còn thịt giả sau khi nấu sẽ nhợt nhạt, nếu không may mắn vớ phải thịt làm giả từ con lợn hay trâu đã chết lâu thì thậm chí còn có mùi tanh rất khó chịu.

Phân biệt tôm sạch và tôm bơm hóa chất: Việc tôm nhiễm kháng sinh cấm, bị bơm tạp chất… không chỉ là hành vi gian lận thương mại mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Theo các chuyên gia, tôm khi bị bơm tạp chất (đặc biệt tạp chất dạng lỏng) là môi trường phù hợp cho nhiều loại vi khuẩn phát triển. Nếu ăn phải loại tôm này sẽ có nguy cơ ngộ độc, mắc các bệnh nguy hiểm như tả, tiêu chảy, thương hàn, rối loạn tiêu hóa. Theo kinh nghiệm chọn tôm sạch, bạn nên lưu ý những điểm sau: Khi chọn tôm, nếu thấy con tôm cứng, thẳng đơ thì đó là tôm đã được bơm tạp chất. Bình thường mình tôm mềm, cong. Mang tôm bơm tạp chất cứng, phồng căng trong khi mang tôm thường mềm, phẳng. Về màu sắc, gần như không thể phân biệt được tôm bơm và tôm sạch. Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường, mập đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân. Tôm bơm khi mới chết thường bị phù đầu, gai vểnh, xòe đuôi. Đầu và thân nhanh chóng rời nhau. Tôm bơm khi nấu chảy nhiều nước, thịt tôm bị teo lại. Khi ăn thịt bở, vị nhạt hơn so với bình thường. Nếu là tôm bị bơm thạch, khi nấu chín, bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm. Nhất là ở phần đầu, dưới mang.

Ngoài tôm, để tránh mua phải hải sản ngâm hóa chất, khi chọn hải sản người mua nên kiểm tra kỹ. Nên mua đồ còn sống, bằng không cần chọn những cửa hàng có uy tín, xuất xứ sản phẩm rõ ràng. Khi chế biến hải sản nếu thấy mùi khai, có vị khó chịu thì không nên ăn...

Theo: Báo SKĐS


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 283
Tháng 05 : 127.054
Năm 2024 : 846.353
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.644.867