• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Xuất hiện nhiều bệnh nhân bị bệnh sốt mò ( Bệnh do Rickettsia)

Bác sỹ Nguyễn Xuân Bảo – Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: thời gian gần đây xuất hiện nhiều bệnh nhân bị sốt mò nhập viện điều trị. Tổng số bệnh nhân đã điều trị sốt mò là 16 người.

Bác sỹ Nguyễn Xuân Bảo – Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: thời gian gần đây xuất hiện nhiều bệnh nhân bị sốt mò nhập viện điều trị. Tổng số bệnh nhân đã điều trị sốt mò là 16 người. Các bệnh nhân đến chủ yếu từ Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Can Lộc và Thành phố Hà Tĩnh. Một số bệnh nhân đến muộn dẫn đến biến chứng thận, gan, viêm phổi nặng, viêm não, màng não, sốc nhiễm khuẩn.

Bệnh nhân sốt mò nếu điều trị sai dễ biến chứng thận, gan, viêm phổi nặng, viêm não,
màng não, sốc nhiễm khuẩn.

Bệnh nhân Trần Thị Lợi 37 tuổi xã Kỳ Lâm – huyện Kỳ Anh nhập viện do sốt mò bị biến chứng viêm màng não. Sau khi được điều trị tích cực, chị đã khỏe tuy nhiên phải chuyển tuyến điều trị tâm lý, hậu quả do biến chứng sau sốt mò. Theo bác sỹ Bảo: Đa phần các bệnh nhân đều được điều trị khỏi, tuy nhiên có một số bệnh nhân do đến viện quá muộn bị biến chứng nặng, rất khó điều trị. Hiện tại, có bệnh nhân phải thở máy tại khoa Hồi sức tích cực do biến chứng viêm phổi nặng sốc nhiễm khuẩn do sốt mò.

Sốt mò là một bệnh thường gặp. Bệnh do vi khuẩn Rickettsia gây ra lây sang người qua trung gian là ấu trùng mò. Sốt mò có các triệu chứng gần giống như cảm cúm, sốt cao, rét run, phát ban, sưng hạch đau nhức đầu, đặc biệt hơn bệnh nhân thường có vết loét ở vùng kín. Chính vì lẽ đó, nên phần lớn bệnh nhân sốt mò dễ bị chẩn đoán nhầm là bệnh sốt rét, thương hàn, nhiễm trùng huyết hoặc sốt kéo dài không rõ nguyên nhân... nhiều bệnh nhân nhập viện khi đã chuyển sang các biến chứng nguy hiểm.

Bác sỹ Bảo cho biết thêm: bệnh sốt mò không lây truyền trực tiếp từ người sang người, nhưng được coi là bệnh rất nguy hiểm. Càng nguy hiểm hơn khi điều trị sai. Nếu phát hiện đúng và sớm, việc điều trị khỏi bệnh sẽ rất nhanh. Thường là chỉ sau 2-3 ngày bệnh nhân sẽ hết sốt, thời gian điều trị tối đa là 7 ngày. Bệnh sốt mò được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh rẻ tiền như Doxycyclin, Chloramphenicol. Những trường hợp đã biến chứng nguy hiểm như: suy thận, gan, tim, viêm phổi, viêm não, việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều.5

Ở tỉnh ta, bệnh sốt mò xuất hiện chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 6 , đỉnh cao vào những tháng 4-5. Bệnh gặp chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng rừng. Mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh nhưng chủ yếu mắc ở lứa tuổi lao động và chủ yếu ở những người làm nghề lâm nghiệp, nông nghiệp, bộ đội.

vệ sinh môi trường để phòng chống sốt mò.
Vệ sinh môi trường là biện pháp tốt để phòng chống sốt mò

Để phòng bệnh sốt mò, cần giữ gìn vệ sinh nơi ở, phát quang bụi rậm quanh nhà, phun thuốc diệt mò… Khi đi làm rẫy, phát nương, đi rừng cần mặc quần áo dài tay có dây chun buộc túm ở ống quần, mang giầy, đội mũ, tránh ngồi, nằm, phơi quần áo đặt ba lô trên bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây. Khi đi làm về nên thay đồ ngay và tắm rửa sạch sẽ, không nên mặc đi, măc lại nhiều lần.

Bệnh nhân sốt mò thường bị sốt lâu ngày nên dễ bị rối loạn nước và điện giải, nếu can thiệp muộn hoặc không hiệu quả có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do đó khi có biểu hiện nghi ngờ nên đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Thu Hòa


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.148
Tháng 04 : 144.493
Năm 2024 : 641.712
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.440.226