Phòng viêm phế quản phổi ở trẻ khi thời tiết thất thường
Viêm phế quản phổi ở trẻ em thường do virut gây ra hoặc do những tổn thương cấp lan tỏa cả phế nang, sau dần chuyển thành bội nhiễm do vi khuẩn hoặc cả hai. Đây là một căn bệnh cấp tính; nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời thì viêm phế quản phổi dễ dẫn tới tử vong.
Viêm phế quản phổi là bệnh nhiễm trùng phổi. Các túi khí bên trong phổi (được gọi là phế nang) chứa nhiều mủ và các chất dịch khác, khiến cho ôxy khó tiếp cận được với dòng máu.
Phế quản phổi bị viêm gây ra tình trạng viêm trong phổi dẫn đến những phế nang chứa nhiều dịch. Chất dịch lỏng này làm suy yếu đi chức năng phổi bình thường, tạo ra một loạt các vấn đề về hô hấp
Hằng năm trên thế giới có đến 4-5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì bệnh này, nhất là ở các nước chậm phát triển. Tại Việt Nam, bệnh viêm phế quản phổi khá phổ biến, tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi.
Trẻ dưới 1 tuổi, trẻ đẻ non, đang mắc các bệnh khác như cảm cúm, sởi... rất dễ mắc viêm phế quản phổi. Tác nhân gây bệnh ban đầu là virut, sau bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả hai. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, H. influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn.
Viêm phế quản phổi là tổn thương viêm cấp diễn ra lan tỏa cả phế nang, mô kẽ lẫn phế quản, thường do các tác nhân virut khởi đầu, sau đó bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả hai.
Bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn nhẹ đường hô hấp trên như ho, sổ mũi rất dễ bị viêm phế quản phổi. Bệnh viêm phế quản phổi giai đoạn khởi phát trẻ chỉ bị sốt nhẹ, người mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém. Ở giai đoạn toàn phát trẻ sốt cao hoặc có thể lại bị hạ nhiệt độ, ho khan, chảy nước mũi và bắt đầu xuất hiện đờm. Lúc này, trẻ thấy khó thở, cánh mũi phập phồng, thở nhanh. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ đang tuổi bú có những triệu chứng lâm sàng rất sơ sài nhưng bệnh thường rất nặng vì thế các dấu hiệu trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ hoặc sốc, sùi bọt mép... là phải cho trẻ tới trung tâm y tế ngay.
Tiêm vắc-xin phòng cúm cho trẻ là biện pháp phòng bệnh tốt nhất. Ảnh: TM
Chẩn đoán viêm phế quản phổi ở trẻ em
Thông thường các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh viêm phổi mỗi khi khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng xuất hiện bệnh của đứa trẻ, hình dạng thở và những dấu hiệu quan trọng, cùng với đó lắng nghe những âm thanh bất thường từ phổi.
Bác sĩ có thể yêu cầu chụp Xquang ngực hoặc xét nghiệm máu, nhưng không cần thiết phải chẩn đoán bệnh.
Các biện pháp điều trị
Dùng kháng sinh có thể uống, tiêm (theo chỉ dẫn của bác sĩ) nhưng tốt nhất nên dùng dưới dạng siro và nên cho trẻ uống trước khi bú, khi ăn như thế tránh để trẻ bị kích thích tiêu hóa gây nôn trớ thức ăn. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ từ 2 tháng tuổi trở xuống nên đưa trẻ tới bệnh viện để có điều kiện chăm sóc, điều trị tích cực hơn.
Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi, nên chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu để tránh khi các dấu hiệu bệnh toàn phát, trẻ bị nặng hơn sẽ khó chữa, thậm chí dẫn tới tử vong. Ngay từ khi có thai, thai phụ nên tuân thủ đúng chế độ để tránh trường hợp sinh non, trẻ sẽ nhẹ cân. Bởi vì, những đứa trẻ này khi sinh ra dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm phế quản phổi.
Thực hiện tốt các chế độ vô khuẩn khi đỡ đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh. Đảm bảo môi trường ở sạch sẽ, thoáng mát, cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, nếu trẻ không tự bú thì phải vắt sữa ra bình, cốc hoặc cho trẻ ăn sữa ngoài nếu mẹ không có sữa. Bên cạnh đó, việc bù lại lượng nước đã mất do sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn (tốt nhất cho uống oresol) là việc làm cần thiết. Không nên chườm ấm hay chườm lạnh, tránh làm tăng nhu cầu ôxy. Bị viêm phế quản phổi, trẻ bị ho sẽ rất rát cổ, làm dịu họng trẻ bằng cách cho trẻ dùng nước quất, lá hẹ, hấp với mật ong (cả 3 thứ đó cho vào chén, hấp cách thủy). Khi trẻ phải sử dụng kháng sinh phải tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng, các bà mẹ vẫn duy trì chế độ ăn bình thường cho con (bú mẹ, ăn sữa bằng thìa cốc nếu trẻ không bú được, ăn tăng cường nếu trẻ trong thời kỳ ăn dặm...) cho ăn thức ăn lỏng, uống đủ nước (hoa quả, dung dịch oresol). Khi trẻ sốt cao trên 38 o C, phải hạ nhiệt bằng paracetamol.
Cách phòng bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em
Một số loại viêm phế quản phổi có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin. Trẻ em thường được tiêm chủng phòng ngừa thường xuyên chống lại bệnh viêm phổi do Haemophilus influenzae và ho gà bắt đầu khi trẻ được 2 tháng tuổi.
Các loại vắc-xin cúm được khuyến khích dùng cho tất cả các trẻ ở lứa tuổi khỏe mạnh từ 6 tháng đến năm 19 tuổi. Nhưng đặc biệt là đối với những trẻ bị mắc bệnh mạn tính như rối loạn tim hoặc rối loạn phổi hoặc hen suyễn.
Bởi trẻ có nguy cơ cao bị các biến chứng nghiêm trọng, những trẻ sinh non có thể được điều trị tạm thời để bảo vệ và chống lại RSV vì nó có thể dẫn tới bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ.
Bác sĩ có thể cung cấp các loại thuốc kháng sinh để phòng ngừa viêm phổi trẻ em khi chẳng may tiếp xúc với một người bị viêm phổi nào đó, chẳng hạn như bị ho gà. Ngoài ra đối với những người bị nhiễm HIV có thể dùng thuốc kháng sinh để phòng ngừa viêm phế quản phổi do Pneumocystis jirovecii gây ra.
Cũng tránh cho trẻ tiếp xúc với đám đông, đặc biệt là với người ốm có những dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho... Luôn chủ động phòng ngừa cho trẻ (đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên). Khi gia đình có người bị bệnh về hô hấp cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc bởi sức đề kháng trẻ yếu rất dễ bị nhiễm và dẫn tới viêm phế quản phổi ở trẻ em.
Dễ nhầm với các bệnh đường hô hấp khác Các bậc cha mẹ cần chú ý, khi thấy trẻ có các dấu hiệu sau cần nghi ngờ là bệnh viêm phế quản phổi: ho, sốt mũi có dịch màu vàng, xanh sốt cao 39-400C, thở nhanh, có các dấu hiệu viêm phế quản nặng (bỏ ăn, bỏ bú, rên, rút lõm lồng ngực, li bì)... Khi nghe phổi thấy có ran ẩm nhỏ hạt, đo nồng độ oxy ở máu giảm nghĩa là bệnh đã rất nặng. Đối với trẻ sơ sinh thường trẻ có cơn tím tái khi gắng sức (bú, khóc, ho...) đặc biệt trẻ hay sùi bọt. Nhịp thở có thể nhanh trên 50-60 lần/phút.