• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Phát triển chuyên sâu lĩnh vực y học cổ truyền ở Hà Tĩnh

Số lượng bệnh nhân đông, đa dạng phương bệnh trong khi số khoa lâm sàng ít khiến việc điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh thời gian quan gặp nhiều khó khăn...

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực tây y thì ngành y học cổ truyền Hà Tĩnh đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, tạo được niềm tin lớn với người bệnh. Là cơ sở y tế đầu ngành của tỉnh nhà trong lĩnh vực y học cổ truyền, thời gian qua, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh không ngừng đổi mới tinh thần, thái độ phục vụ, phát triển nhiều bài thuốc mới, nhiều kỹ thuật chuyên sâu. Với những bước tiến về chất lượng chuyên môn, số lượng bệnh nhân đến thăm khám, điều trị tại bệnh viện ngày một đông.

Phát triển chuyên sâu lĩnh vực y học cổ truyền ở Hà Tĩnh

Bác sỹ châm cứu cho một bệnh nhân.

Mỗi ngày, bệnh viện thăm khám, điều trị nội trú cho từ 500 - 600 bệnh nhân. Tính riêng trong năm 2023, tổng số lượt khám bệnh là 14.969 lượt (tăng 10,1%); tổng số bệnh nhân điều trị nội trú đạt 10.234 người (tăng 4,8%); tỷ lệ giường bệnh đạt 392,5%, tăng 8,6 % và công suất sử dụng giường bệnh đạt 245,3%.

Việc số lượng bệnh nhân đến điều trị tăng cao cũng đặt ra áp lực cho các khoa lâm sàng. Bác sỹ Ngô Đức Hạnh - Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa Châm cứu cho biết: “Thời gian qua, số lượng bệnh nhân vào khoa rất đông, có thời điểm lên đến trên 200 người với nhiều mặt bệnh khác nhau. Chuyên môn chính của khoa chủ yếu là điều trị các mặt bệnh về tai biến, chấn thương do liệt nên việc điều trị chuyên sâu rất khó khăn. Mặt khác, toàn khoa chỉ có 25 cán bộ, y bác sỹ, trong đó, 1 trưởng khoa và chỉ 1 phó khoa nên việc điều hành, quản lý, chăm sóc và bao quát hoạt động toàn khoa rất vất vả. Để đáp ứng yêu cầu, nhiều cán bộ, y bác sỹ phải làm việc thêm giờ”.

Đó cũng là tình trạng chung tại các khoa lâm sàng khác của Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh. Theo cơ cấu, đến nay, bệnh viện chỉ có 3 khoa lâm sàng và một đơn vị gồm: Khoa Nội - Nhi, Khoa Ngoại - Phụ, Khoa Châm cứu và Đơn vị Cột sống. Tổng số cán bộ, nhân viên của bệnh viện là 175 người.

Phát triển chuyên sâu lĩnh vực y học cổ truyền ở Hà Tĩnh

Số lượng bệnh nhân đến điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh ngày một gia tăng.

Bác sỹ Bùi Thị Mai Hương - Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh cho biết: “Với số lượng khoa lâm sàng ít, trong khi nhu cầu điều trị của bệnh nhân ngày một cao, mặt bệnh rất đa dạng nên mỗi khoa phải tiếp nhận, điều trị cho nhiều diện bệnh. Điều này khiến bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn để phát triển kỹ thuật chuyên sâu và bác sỹ không chuyên môn hoá được, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Để y học cổ truyền có thể phát triển song hành cùng với các cơ sở y tế tây y thì đòi hỏi bệnh viện phải triển khai việc điều trị chuyên sâu theo từng chuyên khoa”.

Phát triển chuyên sâu lĩnh vực y học cổ truyền ở Hà Tĩnh

Bác sỹ Bùi Thị Mai Hương khám và tư vấn điều trị cho bệnh nhân.

Từ thực tiễn yêu cầu và xu thế phát triển của nhiều bệnh viện y học cổ truyền trong toàn quốc, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh đang tiến hành xây dựng đề án về cơ cấu tổ chức lại các khoa, phòng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Theo đó, bệnh viện sẽ sắp xếp theo hướng điều trị chuyên sâu thành các lĩnh vực: nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, nhi khoa, châm cứu, dưỡng sinh, ngũ quan...

"Đề án sẽ giúp cho bệnh viện chủ động được việc thu hút, đào tạo bác sỹ và nhân viên y tế theo hướng chuyên sâu. Đồng thời, tạo tiền đề để bệnh viện phát triển lên một tầm cao mới, kế thừa và phát huy được những giá trị về y đức, y thuật, y lý của Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác” - bác sỹ Bùi Thị Mai Hương khẳng định.

Sở Y tế đã nhận được tờ trình về nâng công suất giường bệnh của Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh. Việc phát triển các khoa của Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh là cần thiết để đi vào phát triển kỹ thuật chuyên sâu. Đó cũng là mục tiêu cần đạt của các cơ sở y tế nói chung. Tuy nhiên, việc phát triển các khoa, phòng sẽ phải tuân thủ theo các quy định và tiêu chí cụ thể. Khi bệnh viện có đề xuất, Sở sẽ rà soát, đánh giá lại nhu cầu thực tế của người bệnh đối với khoa đó và khả năng đáp ứng nhân lực khi phát triển. Bác sỹ Lê Chánh Thành - Phó Giám đốc Sở Y tế./.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.881
Tháng 12 : 165.758
Năm 2024 : 2.966.346
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.764.860