• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Hút thuốc lá- “sát thủ” của bệnh răng miệng

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Không những vậy, hút thuốc lá nhiều cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về răng miệng. Những người hút thuốc lá thường dễ mắc các bệnh về răng miệng nhiều gấp 3-6 lần cũng như dễ bị rụng răng cao gấp 2 lần so với người bình thường.

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Không những vậy, hút thuốc lá nhiều cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về răng miệng. Những người hút thuốc lá thường dễ mắc các bệnh về răng miệng nhiều gấp 3-6 lần cũng như dễ bị rụng răng cao gấp 2 lần so với người bình thường.

Bệnh nhân Hà Văn Quỳnh, sinh năm 1974, trú tại xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên đang đến điều trị bệnh viêm lợi hoại tử hoét tại khoa Răng hàm mặt, bệnh viện Đa khoa tỉnh cho chúng tôi biết: Tôi có thói quen hút thuốc lá đã hơn 15 năm. Ngày nào cũng phải hút trên một gói thuốc. Dạo đây, mỗi sáng đánh răng tôi hay có hiện tượng nôn ọe và đau nhức chân răng. Vợ tôi rất khó chịu với mùi hôi miệng do việc hút thuốc lá của tôi. Vào viện, được bác sĩ khuyến cáo những tác hại nguy hiểm của việc nghiện hút thuốc. Mới 39 tuổi nhưng tôi đã rụng mất 2 chiếc răng. Có lẽ từ bây giờ tôi phải cai ngay thuốc lá thôi.

Bệnh nhân Quỳnh đang được các bác sĩ theo dõi điều trị bệnh răng

Bác sĩ Phan Thị Thanh, Trưởng khoa Răng hàm mặt, bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Khoa đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh răng miệng liên quan đến hút thuốc lá. Theo bác sĩ Thanh, hút thuốc lá làm ám khói lên răng, làm đổi màu răng, làm đổi màu hàm giả, đổi màu các chất trám răng. Hút thuốc lá quá nhiều sẽ làm các gai lưỡi phát triển  quá mức, có màu xám, tạo nhiều nếp gấp giúp vi khuẩn dễ bám gây hôi miệng. Thuốc lá hút và thuốc lá nhai đều làm hôi miệng. Những người hút thuốc dễ bám cao răng hơn người không hút, cao răng bám nhiều mặt ngoài của răng làm giảm thẩm mỹ nghiêm trọng. Ngoài ra, thuốc lá là một chất gây co mạch ngoại vi làm giảm cung cấp máu đến vùng có vết thương, các-bon monoxit và các chất hóa học có trong khói thuốc ức chế các quá trình sinh học giúp làm lành vết thương, hút thuốc làm giảm tốc độ lưu chuyển máu trong mao mạch ngoại vi, làm chậm hình thành cục máu đông sau khi nhổ răng, thuốc lá làm giảm chức năng của bạch cầu nên bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.

Không những vậy, thuốc lá hút có khả năng kích thích các tế bào biểu mô niêm mạc lưỡi, má, sàn miệng và các vị trí khác ở miệng và họng tạo ra các tổn thương tiền ung thư. Những người suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu vitamin A, D, E mà hút thuốc lá càng có nguy cơ bị ung thư miệng. Những người vừa hút thuốc vừa nghiện rượu sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn vì các chất cồn làm tăng tính thấm của biểu mô niêm mạc đường tiêu hóa. Thuốc lá làm tăng mức độ nặng và lan rộng của bệnh vùng quanh răng. Những người hút thuốc có nguy cơ bị viêm lợi nhiều hơn, có nhiều mảng bám răng và cao răng ở cả trên và dưới lợi. Người trẻ hút thuốc nhiều có nguy cơ bị viêm lợi hoại tử loét, đây là một loại bệnh nặng và nhanh chóng dẫn đến viêm quanh răng hoại tử loét, cuối cùng là mất răng. Những người có sức khỏe tốt mà hút thuốc kéo dài nhiều năm sẽ có nguy cơ bị viêm quanh răng mạn tính, bệnh tiến triển từ từ làm lung lay nhiều răng. Vị giác và xúc giác của người hút thuốc bị thay đổi bởi khói và các chất hóa học có trong thuốc lá, mức ảnh hưởng càng tăng nếu dùng thuốc lá càng nhiều. Người hút thuốc có xu hướng ăn mặn hơn người không hút thuốc.

Hút thuốc lá – “Sát thủ “ của bệnh răng miệng. Vì vậy, theo bác sĩ Thanh, để bảo vệ sức khỏe cho răng miệng và ngăn ngừa bệnh ung thư vòm miệng, chúng ta cần loại bỏ ngay thói quen không tốt này.

Tuấn Dũng - Thanh Loan


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3.590
Tháng 04 : 173.445
Năm 2025 : 732.656
Năm trước : 3.028.770
Tổng số : 12.559.940