• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Bài phát thanh: Ngộ độc rượu và cách xử trí

Ngộ độc rượu là một nghiêm trọng và đôi khi gây chết người - hậu quả của lượng rượu tiêu thụ lớn trong một thời gian ngắn. Uống quá nhiều, quá nhanh có thể ảnh hưởng đến hô hấp, tim mạch và có khả năng dẫn đến hôn mê và tử vong.

Thưa bà con và các bạn! Ngộ độc rượu là một rối loạn nghiêm trọng và đôi khi gây chết người - hậu quả của lượng rượu tiêu thụ lớn trong một thời gian ngắn. Uống quá nhiều, quá nhanh có thể ảnh hưởng đến hô hấp, tim mạch và có khả năng dẫn đến hôn mê và tử vong.

Các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc rượu gồm: bất tỉnh, gọi hỏi không biết, co giật, tê yếu một bên chân, tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi đã tỉnh táo, thở chậm, da xanh, thân nhiệt thấp, nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng.

Cách xử trí khi ngộ độc rượu

Khi gặp trường hợp ngộ độc rượu, người thân, bạn bè hoặc những người xung quanh cần tìm cách để người ngộ độc rượu nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má; cho uống một cốc sữa nóng, trà đặc; cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa). Cho người bị ngộ độc nằm trong tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái.

Đặc biệt, tránh để người uống rượu say rồi đi ngủ, vì một số trường hợp người uống bị hôn mê trong khi ngủ, nếu hôm sau mới phát hiện và đưa đi viện thì không thể cứu được. Do vậy, người nhà cần chú ý chăm sóc cho người thân bị say rượu, tuyệt đối không nên để họ ngủ li bì suốt ngày hoặc suốt đêm. Sau vài tiếng, người nhà nên gọi họ dậy, cho uống sữa hoặc ăn cháo.

Để phòng ngừa ngộ độc rượu, người dân cần thực hiện các nguyên tắc: không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol > 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong. Người dân cũng không nên uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày; không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.

Đặc biệt, người dân không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, không rõ nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị./.

Trung tâm Truyền thông GDSK


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3.072
Tháng 04 : 194.217
Năm 2025 : 753.428
Năm trước : 3.028.770
Tổng số : 12.580.712