• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

“30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam”

Đây là chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2020, được triển khai từ ngày 10/11 đến ngày 10/12 năm 2020.

 

Nội dung của chủ đề của tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS đánh dấu mốc quan trọng vào năm 1990, lần đầu tiên phát hiện người bị nhiễm HIV ở Việt Nam, và cho đến năm 2020 nước ta đã có 30 năm chính thức ứng phó với dịch HIV/AIDS. Đây cũng được coi là dấu mốc quan trọng để các đối tác nhìn lại thành quả đạt được trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS trong suốt 30 năm qua. 

Tập huấn, nâng cáo kiến thức về phòng chống HIV trong cộng động

Chủ đề “30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam” một lần nữa giúp cho Việt Nam nhìn lại những kết quả đã đạt được trong công tác phòng, chống đại dịch AIDS khá toàn diện với đầy đủ mọi mặt như tổ chức, cam kết chính trị và pháp lý, tăng cường đổi mới và triển khai các dịch vụ về phòng, chống bệnh HIV/AIDS, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế giữa các nước nhằm tranh thủ hỗ trợ của nước bạn, sự tham gia của các tổ chức xã hội và cá nhân được đẩy mạnh hơn trong những năm vừa qua, đặc biệt là các cá nhân bị nhiễm bệnh. Để đạt được kết quả như trên, Việt Nam đã đề ra một số giải pháp vô cùng thiết thực để đảm bảo hoạt động chiến dịch diễn ra qua từng năm đều đạt hiệu quả cao. Các giải pháp đảm bảo về chính trị, pháp luật, chuyên môn kỹ thuật, tài chính, ngân sách.

Có thể nói, việc Chính phủ xây dựng và ban hành Chiến lược quốc gia là thể hiện sự cam kết rất lớn của Việt Nam với công tác phòng, chống HIV/AIDS và với cộng đồng quốc tế. Nó cũng là sự kế thừa các nội dung của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trong các giai đoạn trước đây, đồng thời có sự điều chỉnh, cập nhật và bổ sung những nội dung mới phù hợp với tình hình hiện nay và giai đoạn 2021-2030. Nếu Việt Nam thực hiện tốt 11 nhóm giải pháp được đề ra trong Chiến lược Quốc gia, chúng ta có cơ hội để thực hiện được mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

DUNG KHẨU HIỆU TRUYỀN THÔNG THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

1. Cộng đồng chung tay - Kết thúc ngay dịch AIDS!

2. Xét nghiệm là cách duy nhất để biết tình trạng nhiễm HIV của bạn!

3. Xét nghiệm HIV sớm là để bảo vệ chính mình và người thân!

4. Tuân thủ điều trị ARV để đạt được tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện!

5. Dự phòng và điều trị HIV/AIDS – Không để ai bỏ lại phía sau!

6. Người có hành vi nguy cơ cao nên xét nghiệm HIV định kỳ 6 tháng 1 lần.

7. Điều trị ARV ngay khi phát hiện giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh và giảm lây nhiễm HIV cho người khác!

8. Tham gia bảo hiểm y tế là cách tốt nhất để người nhiễm HIV được điều trị HIV/AIDS liên tục suốt đời!

9. Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm HIV để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con!

10. Hãy sử dụng bao cao su để bảo vệ cho bạn và người thân!

11. Dùng riêng bơm kim tiêm sạch giúp phòng lây nhiễm HIV!

12. Khi điều trị mà không còn phát hiện vi rút – không có lây truyền HIV cho bạn tình!

13. PrEP giúp bạn dự phòng lây nhiễm HIV!

14. Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS!

15. Nhiệt liệt hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12/2020!

16. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 20

Ngọc Hà


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5.998
Tháng 04 : 146.343
Năm 2024 : 643.562
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.442.076