• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Chủ sản phẩm được chọn hình thức xử lý thực phẩm sau thu hồi

Ngày 14/9/2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 23/2018/TT-BYT quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-11-2018.

Ngày 14/9/2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 23/2018/TT-BYT quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-11-2018. Để nắm rõ nội dung chính của Thông tư, phạm vi áp dụng, các hình thức thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn và những điểm mới của Thông tư 23 so với Thông tư số 17/2016/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 30/6/2016 , chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Bác sỹ Phan Văn Hùng - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh về vấn đề trên.

Phóng viên: N gày 14/9/2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 23/2018/TT-BYT quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế , Bác sĩ có thể cho biết những nội dung chính của Thông tư và phạm vi áp dụng của thông tư?

Bác sỹ Phan Văn Hùng: Thông tư số 23/2018/TT-BYT quy định chi tiết hình thức, trình tự, trách nhiệm thu hồi và xử lý sau thu hồi đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi tắt là sản phẩm) không bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.Thông tư  áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh các sản phẩm trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam cũng như các cơ quan quản lý nhà nước trách nhiệm thực hiện vấn đề cách thức, trình tự thủ tục và xử lý thực phẩm không an toàn để đảm bảo quyền lợi và sức khỏe cho người tiêu dùng.

Phóng viên: Theo Thông tư, có 2 hình thức thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn, đó là thu hồi tự nguyện và thu hồi bắt buộc, bác sĩ có thể cho biết cụ thể hơn về 2 hình thức thu hồi này?

Bác sỹ Phan Văn Hùng: Thu hồi tự nguyện là việc thu hồi sản phẩm do tổ chức, cá nhân đăng ký bản công bố hoặc tự công bố sản phẩm (sau đây gọi tắt là chủ sản phẩm), tự nguyện thực hiện khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân về sản phẩm không bảo đảm an toàn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này. Trong thời gian tối đa 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ánh về sản phẩm không bảo đảm an toàn nếu xác định sản phẩm thuộc trường hợp phải thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm:  Thông báo bằng điện thoại, email hoặc các hình thức thông báo phù hợp khác, sau đó thông báo bằng văn bản tới toàn hệ thống sản xuất, kinh doanh (cơ sở sản xuất, các kênh phân phối, đại lý, cửa hàng) để dừng việc sản xuất, kinh doanh và thực hiện thu hồi sản phẩm. Thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trường hợp việc thu hồi được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì phải thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp trung ương để thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm phải thu hồi. Đồng thời phải thông báo bằng văn bản tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm về việc thu hồi sản phẩm. Khi thông báo bằng văn bản về việc thu hồi sản phẩm, chủ sản phẩm phải nêu rõ: tên, địa chỉ của chủ sản phẩm và nhà sản xuất, tên sản phẩm, quy cách bao gói, số lô sản xuất, ngày sản xuất và hạn dùng, số lượng, lý do thu hồi sản phẩm, danh sách địa điểm tập kết, tiếp nhận sản phẩm bị thu hồi, thời gian thu hồi sản phẩm

Thu hồi bắt buộc là việc chủ sản phẩm thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền sau đây: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố hoặc cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi ban hành quyết định thu hồi sản phẩm có trách nhiệm giám sát việc thu hồi và thông báo tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, các cơ quan liên quan để phối hợp.

Phóng viên: Thông tư 23/2018/TT-BYT có một điểm mới so với Thông tư số 17/2016/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 30/6/2016 , đó là nếu chủ sản phẩm tự nguyện thu hồi sản phẩm của mình thì sẽ có quyền tự lựa chọn áp dụng 1 trong 4 hình thức xử lý. Vậy đó là các hình thức xử lý nào thưa bác sĩ?

Bác sỹ Phan Văn Hùng: Điểm mới của Thông tư 23 so với Thông tư số 17/2016/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 30/6/2016 đó là nếu chủ sản phẩm tự nguyện thu hồi sản phẩm của mình thì sẽ có quyền tự lựa chọn áp dụng 1 trong 4 hình thức xử lý, đó là:

Hình thức khắc phục lỗi ghi nhãn: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm về ghi nhãn so với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm;

Hình thức chuyển mục đích sử dụng: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng không sử dụng được trong thực phẩm nhưng có thể sử dụng vào lĩnh vực khác; ví dụ như làm thức ăn chăn nuôi hoặc phân bón…

Hình thức tái xuất áp dụng đối với trường hợp sản phẩm nhập khẩu có chất lượng, mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng;

Hình thức tiêu hủy: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng hoặc mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất theo quy định. Tất cả các sản phẩm tiêu hủy, thu hồi phải làm đúng quy trình để đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời phải thông báo tới tất cả các cơ quan chức năng trong vấn đề này.

Phóng viên: Vậy trong thời gian qua Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh đã triển khai các hoạt động gì để Thông tư 23 được thực hiện rộng rãi trên địa bàn tỉnh nhà?

Bác sỹ Phan Văn Hùng: Sau khi có Thông tư 23 ra đời, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh đã tham mưu cho ngành Y tế cũng như Ban chỉ đạo An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh chỉ đạo các địa phương tăng cường phổ biến Thông tư; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai các lớp tập huấn phổ biến các nội dung của Thông tư cho các cơ quan chức năng. Phối hợp với các cơ quan chức năng từ Trung ương đến các đơn vị có chức năng kiểm nghiệm trên địa bàn thực hiện việc lấy mẫu, kiểm tra thường xuyên về sản phẩm, thực phẩm trên địa bàn để phát hiện sớm các mối nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm và tiến hành thu hồi, tiêu hủy. Trong thời gian qua Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh; Sở Công thương; Chi cục QLCL nông, lâm và thủy sản tỉnh; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường… làm khá tốt và đến thời điểm này chưa phát hiện ra sản phẩm chưa an toàn trên địa bàn.

Phóng viên: X in cảm ơn bác sĩ !

Đoàn Loan - Nhật Thắng (Thực hiện)


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.536
Tháng 05 : 8.793
Năm 2024 : 728.092
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.526.606