• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Uống nước chanh có làm giảm cholesterol không?

Chanh là một loại quả giàu dinh dưỡng, một trong những nguồn cung cấp vitamin C tốt nhất trong chế độ ăn uống, bảo vệ chống lại bệnh cúm, nhiễm trùng và lão hóa sớm… Vậy uống nước chanh có làm giảm cholesterol không?

Chanh chứa nhiều canxi, magie, đồng, kali; giúp giữ nước, ngăn ngừa sự thiếu hụt khoáng chất. Các nghiên cứu cho thấy nước chanh được sử dụng rộng rãi như một phương thuốc tự nhiên chữa sỏi thận và rối loạn tiêu hóa, thậm chí có thể chống lại cholesterol cao.

1. Giá trị dinh dưỡng của nước chanh

Nước chanh không chỉ làm dịu cơn khát mùa hè mà còn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng. Một cốc nước chanh cung cấp 187% RDA (khuyến nghị) vitamin C, 8% RDA folate, 9% RDA kali và 2% RDA canxi. Ngoài ra, nước chanh còn cung cấp vitamin A, vitamin E, thiamin, mangan.

Đồ uống giải khát này chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào, mô khỏi tổn thương gốc tự do. Ví dụ, flavonoid có đặc tính chống viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch. Theo Tạp chí Khoa học Dinh dưỡng, các hợp chất này điều chỉnh hệ thống enzyme và thụ thể của não, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh. Chúng cũng có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, tiểu đường.

Nhiều lợi ích của nước chanh nóng

Nước chanh không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn làm giảm cholesterol.

Vitamin C trong nước chanh làm giảm mức độ gốc tự do trong cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa. Các gốc tự do góp phần gây ra bệnh tim, ung thư, viêm nhiễm. Vitamin C có thể làm giảm nguy cơ phát triển các tình trạng này.

Hơn nữa, vitamin C còn đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ sắt, sửa chữa mô, chữa lành vết thương và sức khỏe của da. Ngay cả sự thiếu hụt nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến chảy máu nướu, thiếu máu, viêm nướu, suy giảm chức năng miễn dịch.

2. Nước chanh ảnh hưởng đến mức cholesterol như thế nào?

Nước chanh có thể giúp giảm mức cholesterol, cải thiện sức khỏe tim mạch. Những lợi ích này phần lớn là do hàm lượng flavonoid, vitamin C cao có trong nước ép.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients đã phát hiện ra rằng, những người có hàm lượng vitamin C cao trong máu có mức chất béo trung tính và cholesterol thấp hơn, đồng thời có sức khỏe trao đổi chất tốt hơn so với những người thiếu vitamin C.

Bạn cũng có thể pha chế nước cốt chanh với tỏi, mật ong. Sự kết hợp này đều tốt cho làm giảm cholesterol và sức khỏe tim mạch nói chung. Trên thực tế, nước chanh có tác dụng tốt nhất khi dùng cùng với tỏi hoặc mật ong. Trong một nghiên cứu năm 2016, những bệnh nhân tăng lipid máu uống 1 thìa nước cốt chanh, 20 gam tỏi mỗi ngày đã giảm cholesterol toàn phần, cholesterol LDL và huyết áp nhiều hơn so với những người ăn tỏi hoặc uống nước chanh.

  • 7 tác dụng phụ của việc uống nước chanh ấm khi bụng đói

     

Đồ uống tự nhiên này cũng chứa limonene, kali, chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hơn nữa.

Mức cholesterol thấp đồng nghĩa với sức khỏe tim mạch tốt hơn. Uống nước chanh là một cách tự nhiên, an toàn để giữ cho tim hoạt động tối ưu và bổ sung thêm vitamin C vào chế độ ăn uống của bạn. Thêm vào đó, làn da sẽ trông trẻ và tươi sáng hơn.

3. Những cách dùng nước chanh để giảm cholesterol

Tùy theo sở thích mà bạn có thể uống nước chanh vào buổi sáng hoặc bất cứ lúc nào trong ngày. Có thể thêm một thìa mật ong, vài nhánh bạc hà hoặc một ít gừng tươi để tăng cường hương vị và khả năng chữa bệnh.

Một lựa chọn khác là thêm nước chanh tươi vào món salad, món tráng miệng yêu thích của bạn. Bạn cũng có thể trộn nó với trà thảo dược hoặc sinh tố.

Cần lưu ý rằng nước chanh mua ở cửa hàng thường chứa nhiều đường và hương vị nhân tạo. Hãy tự làm nước ép tại nhà để tận dụng tối đa lợi ích của nó.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng nước chanh có thể gây hại cho men răng, thậm chí có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa cho một số người nếu uống quá nhiều. Hãy uống nước chanh một cách điều độ và nói chuyện với bác sĩ để có được lời khuyên phù hợp hơn.


Nguồn: Báo SKĐS
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 256
Tháng 12 : 27.521
Năm 2024 : 2.828.109
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.626.623