• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Trên 90% người nhập viện có dấu hiệu biến chứng của bệnh đái tháo đường

Thạc sĩ, bác sĩ Thái Thọ, Phó Trưởng Khoa Nội tiết, Bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết: “Mỗi ngày Bệnh viện khám ngoại trú khoảng 80 bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ), riêng tại khoa có khoảng 40 bệnh nhân ĐTĐ điều trị nội trú/ngày, trong đó có trên 90% bệnh nhân có dấu hiệu biến chứng của bệnh ĐTĐ, trong đó có nhiều bệnh nhân rất nặng”.

Thạc sĩ, bác sĩ Thái Thọ, Phó Trưởng Khoa Nội tiết, Bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết: “Mỗi ngày Bệnh viện khám ngoại trú khoảng 80 bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ), riêng tại khoa có khoảng 40 bệnh nhân ĐTĐ điều trị nội trú/ngày, trong đó có trên 90% bệnh nhân có dấu hiệu biến chứng của bệnh ĐTĐ, trong đó có nhiều bệnh nhân rất nặng”.

Nguyên nhân là do người bệnh ĐTĐ thường thèm đồ ngọt, nên ăn nhiều thực phẩm chứa đường, do đó làm tăng đường huyết lâu ngày dẫn đến các biến chứng về mạch máu lớn như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tắc mạch chỉ. Với người bình thường, nếu bị nhồi máu cơ tim rất dễ nhận biết vì người bệnh thường phải ôm ngực bởi những cơn đau rất kinh khủng. Nhưng với người mắc bệnh đái tháo đường do biến chứng bệnh làm tê dây thần kinh nên họ không còn cảm giác đau. Do đó, khi bị các biến chứng này nếu không được cấp cứu kịp thời dễ dẫn đến liệt toàn thân và có thể tử vong. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân có biến chứng thần kinh, khi gặp biến chứng này, người bệnh thường tê bì chân, có cảm giác dị cảm kiến bò bàn chân. Do đó, hầu hết người bệnh thường hơ chân hoặc ngâm chân trong nước ấm. Tuy nhiên, với nhóm người này, do mất cảm giác nên nhiều khi rất nóng nhưng họ vẫn không biết nên gây ra các vùng loét. Hoặc có những bệnh nhân, do mất cảm giác bàn chân nên chỉ một hòn sỏi nhỏ nằm trong dép cứ giẫm đi giẫm lại nhiều lần gây loét. Do nhiễm trùng khó điều trị nên nhiều bệnh nhân đã phải cắt bỏ cả bàn chân.

Bác sĩ Thái Thọ tư vấn cho bệnh nhân ĐTĐ điều trị tại bệnh viện tỉnh

Theo bác sĩ Thọ: “Bệnh ĐTĐ diễn biến âm thầm nhưng khi nặng lại nhanh chóng gây ra những biến chứng nặng nề như: mù lòa, cắt cụt chi, suy thận, tai biến mạch máu não và bệnh lý tim mạch… Tuy nhiên, có tới hơn 70% số ca bệnh đái tháo đường type 2 có thể phòng tránh được nếu tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và rèn luyện thể lực đều đặn. Do đó, người dân cần đi khám sức khỏe thường xuyên và nên xét nghiệm đường huyết để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường, từ đó can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn sự tiến triển thành bệnh. Ngoài ra, những người béo phì, người bị tăng huyết áp, rối loạn lipit mỡ máu, những người trong thời kỳ mang thai có đường trong máu và nước tiểu tăng cao là những người cần được sàng lọc để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Nếu phát hiện, ngăn chặn từ lúc rối loạn chuyển hóa gluco trong máu thì sẽ sớm ngăn chặn được bệnh ĐTĐ”.

Thanh Loan


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 7.413
Tháng 07 : 23.610
Năm 2024 : 1.162.917
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.961.431