• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Sức khỏe Tâm thần cán bộ viên chức

“Sức khỏe Tâm thần cán bộ viên chức” (Mental Health in the Workplace) là chủ đề Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới10/10/2017. Chủ đề này hướng đến sự cân bằng về thể lực, lý trí và tâm thần, đặc biệt trong giới cán bộ viên chức. Theo một khảo sát quy mô quốc gia, tại Việt Nam có tới 15% dân số mắc bệnh tâm thần thường gặp, trong đó có tâm thần phân liệt, trầm cảm, rối loạn lo âu… Đặc biệt, người trong giới trí thức mắc bệnh tâm thần đang có xu hướng gia tăng.

“Sức khỏe Tâm thần cán bộ viên chức” (Mental Health in the Workplace) là chủ đề Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới 10/10/2017. Chủ đề này hướng đến sự cân bằng về thể lực, lý trí và tâm thần, đặc biệt trong giới cán bộ viên chức. Theo một khảo sát quy mô quốc gia, tại Việt Nam có tới 15% dân số mắc bệnh tâm thần thường gặp, trong đó có tâm thần phân liệt, trầm cảm, rối loạn lo âu… Đặc biệt, người trong giới trí thức mắc bệnh tâm thần đang có xu hướng gia tăng.

Bệnh nhân Đặng Văn H được chăm sóc tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh.

Theo báo cáo của Hội Tâm thần Thế giới: 10% cán bộ viên chức đã mất thời gian vì trầm cảm. Trung bình phải nghỉ 36 ngày vì một giai đoạn bị trầm cảm. 50% người làm bị trầm cảm nhưng không chữa trị. Một trong những nguyên nhân làm cho gia đình người bị tâm thần hoặc bản thân họ mặc cảm, tự ty, dấu bệnh, hoặc không đi điều trị đúng chuyên khoa là do sợ xã hội kỳ thị, phân biệt; do sợ bị ảnh hưởng đến công việc hoặc bị mất việc.

Chị Lưu Thị H người nhà của em Nguyễn  Viết Th, 29 tuổi, điều trị tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh cho biết: “khi còn học tại trường con tôi học rất giỏi, sau khi tốt nghiệp cháu được nhận vào làm tại một Ngân hàng ở Sài Gòn. Khi làm ở đây phần vì thức khuya, phần vì áp lực công việc nên năm 2013 cháu đổ bệnh. Lúc đó tôi thấy con khác thường, nhiều đêm không ngủ, nói thiếu chính xác, suy luận những điều không thực tế, ít vận động. Bình thường con tôi không cãi mẹ, rất vâng lời, nhưng lúc đó thấy con hay cãi, dễ nổi nóng, chống đối.Tôi rất lo nên đưa con đi khám, mới biết là con bị tâm thần giai đoạn hưng cảm.Lúc đó tôi rất lo cơ quan và bạn bè nó biết, vì sợ ảnh hưởng đến công việc và bạn bè kỳ thị, nên dấu không cho ai biết và cũng không dám đưa con đến điều trị tại Bệnh viện mà mua thuốc điều trị ở nhà. Được một thời gian thì cháu khỏe lại và đi làmbình thường. Thời gian gần đây, chồng tôi mất, nó về quê lo công chuyện cho bố nên bị lại. Gia đình đưa vào điều trị tại đây, được bác sĩ chăm sóc tận tình, chu đáo nên bây giờ đỡ nhiều rồi”.

Nằm giường bên cạnh là anh Đặng Văn H, 47 tuổi, bị rối loạn tâm thần và hành vi. Anh làm tại một Công ty Xây dựngở Hà Tĩnh. Chị Phan Thị Y, vợ của anh cho biết: “cách đây 2 năm anh có các biểu hiện như đêm ít ngủ, tính tình thay đổi, ghen tuông vô cớ, chởi bới người thân. Lúc đó, tôi định đưa anh đến Bệnh viện Tâm thần, nhưng sợ ảnh hưởng đến công việc nên tôi dấu mọi người và mua thuốc về cho anh uống. Nhưng bệnh anh không khỏi mà nặng hơn, anh lên cơn la hét, hoảng loạn, lúc cười lúc khóc nên tôi đã đưa anh đến đây. Điều trị được một thời gian, sau đó ổn định về nhà. Nhưng vì sợ ảnh hưởng đến công việc nên anh nghỉ việc luôn. Lần này, anh bị lại vào điều trị được 4 ngày rồi”.

Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều cán bộ viên chức bị mắc bệnh tâm thần đang được điều trị tại Bệnh viện Tâm thần. Thống kê của Bệnh viện Tâm thần tỉnh cho thấy, số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện mỗi ngày từ 40 đến 60 bệnh nhân. Riêng cán bộ viên chức mỗi tháng có khoảng 1 đến 2 người vào điều trị tại đây. Nhiều người do không được điều trị kịp thời nên bệnh diễn tiến xấu, khó điều trị. Tuy nhiên đây chưa phải là con số chính xác, vẫn còn nhiều người mắc bệnh đang tự điều trị tại nhà hoặc đi các bệnh viện khác do sợ mọi người kỳ thị.

Cán bộ y tế BV Tâm thần tỉnh tư vấn bệnh nhân trước khi xuất viện cách chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Bs. Đinh Nho Quang, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh cho biết: “mặc dù chưa có số liệu thống kê, tuy nhiên tại Bệnh viện Tâm thần từ trước đến nay 100% người vào bệnh viện là ở thể nặng. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do gia đình người bệnh hoặc bản thân họ mặc cảm, tự ty. Nếu như những bệnh khác, khi xuất hiện triệu chứng, gia đình đã đưa đi chữa bệnh, nhưng đối với bệnh tâm thần thì ngược lại. Đặc biệt là cán bộ, viên chức, họ sợ ảnh hưởng đến công việc. Nhiều gia đình không muốn công khai có người thân bị bệnh. Khi mới bị nhẹ thì thường dấu bệnh, không đến khám ở bác sĩ chuyên khoa nên khi bệnh nặng thì mới đến Bệnh viện điều trị, gây khó khăn cho công tác điều trị”.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 4 người thì có 1 người sẽ bị rối loạn tâm thần hoặc rối loạn thần kinh trong cuộc đời, nghĩa là thế giới có khoảng 575 triệu người có thể mắc bệnh tâm thần kinh. Sức khỏe là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh hay tật. Vì thế để chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn, thiết nghĩ mỗi người cần sống chan hòa, biết điều chỉnh bản thân, hài hòa trong công việc. Gia đình và xã hội cần quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, tránh kỳ thị. Trong cơ quan, công sở cần tạo môi trường làm việc tốt, để mỗi cán bộ viên chức tìm được bình an, hạnh phúc trong công việc./.

Thanh Loan


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.842
Tháng 09 : 213.252
Năm 2024 : 2.178.468
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 10.976.982