• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Người cao tuổi nhập viện tăng do thời tiết lạnh

Không khí lạnh tăng cường mang theo mưa rét, đặc biệt là vào sáng sớm, buổi tối và ban đêm, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người già. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh, gần 01 tuần nay người cao tuổi nhập viện gia tăng.

Không khí lạnh tăng cường mang theo mưa rét, đặc biệt là vào sáng sớm, buổi tối và ban đêm, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người già. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh, gần 01 tuần nay người cao tuổi nhập viện gia tăng.

Tại Khoa Tim mạch lão học, nếu như ngày thường trung bình có từ 60 đến 70 bệnh nhân nội trú, nhưng đợt này bệnh nhân đã tăng lên mỗi ngày có từ 85 đến 100 bệnh nhân, có ngày cao điểm lên đến 120 bệnh nhân nội trú. Trong đó, có 3 nhóm bệnh tăng nhiều như: bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, mạch vành, suy tim cấp chiếm 80%.

Bệnh nhân nội trú tại Khoa Tim mạch lão học mỗi ngày trung bình từ 85 đến 100 bệnh nhân, có ngày lên đến 120 bệnh nhân.

Các Khoa Hồi sức tích cực, Nội tổng hợp bệnh nhân cũng tăng cao. Tại khoa Hồi sức tích cực bệnh nhân bị tai biến mạch máu não và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chiếm 60%; 100% bệnh nhân vào đây đều nặng, phải thở máy. Tại Khoa Nội tổng hợp, nhóm bệnh về hô hấp và tiêu hóa chiếm 70%.

Người cao tuổi nhập viện tăng đã gây nhiều khó khăn cho bệnh viện. Vì thế, để nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, bệnh viện đã sắp xếp, kê thêm giường cho bệnh nhân nằm mỗi người một giường; tăng thêm y, bác sĩ hỗ trợ các Khoa; tích cực hướng dẫn, chăm sóc điều trị. Tuy nhiên, số người phục vụ và số giường bệnh kê thêm không được BHYT chi trả, cho nên bệnh viện phải chăm sóc, điều trị miễn phí cho bệnh nhân, TS. Lê Văn Dũng, Trưởng Khoa Tim mạch lão học, bệnh viện đa khoa tỉnh chia sẻ.

Theo TS. Dũng, thực trạng hiện nay có từ 80 đến 90% bệnh nhân bị tai biến mạch máu não vào viện muộn sau "giờ vàng"(sau thời gian từ 3 giờ đến 5 giờ) và 50% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim vào viện muộn sau "giờ vàng"(sau thời gian từ 6 giờ). Vì thế, nguy cơ tử vong cao và nếu cứu sống được thì cũng bị cảnh tàn phế suốt đời. Tuy nhiên, nếu đến trước giờ vàng thì bệnh nhân sẽ được điều trị bằng liệu pháp Tiêu sợi huyết nên sẽ cứu sống và phục hồi các chức năng cho bệnh nhân.

Tại Khoa HSTC, mặc dù bệnh nhân tăng nhưng các y, bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tận tình chu đáo

Cũng theo TS. Lê Văn Dũng: Cơ thể người cao tuổi dễ bị nhiễm bệnh do hệ miễn dịch đã suy giảm. Trong thời tiết lạnh, người cao tuổi thường mắc phải một số bệnh như: bệnh hen phế quản, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, mạch vành, suy tim các loại, các bệnh lý về van tim và bệnh mạch máu ngoại vi. Để phòng bệnh ở người cao tuổi trong mùa lạnh, cần mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa. Tránh để bị lạnh đột ngột, không có việc gì cần thì không nên ra ngoài nhà. Từ trên giường xuống, hay trong phòng ra ngoài phải mặc ấm, khởi động cho người nóng lên rồi mới ra khỏi phòng.  Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ thường xuyên hằng ngày như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy; súc họng bằng nước muối sinh lý. Những trường hợp dùng răng giả cần vệ sinh răng giả thật sạch sẽ không để bám dính nhiều cặn, thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật cho đường hô hấp. Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào nhất là những người cao tuổi đã bị các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang. Thể dục khoa học, buổi sáng nên xoa tay, xoa chân cho ấm rồi mới bước xuống giường, Có thể vẫn tập thể dục hoặc đi lại, vận động thân thể ở trong nhà chứ không nên ra khỏi nhà khi thời tiết còn lạnh, nhất là lúc đang có gió mùa. Theo dõi các chỉ số tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường… Ngăn ngừa huyết khối. Tăng cường rau quả chứa nhiều vitamin C thiên nhiên như cam, chanh, bưởi, cà chua, quýt, su hào, xà lách, giá đậu... nhằm làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Có thể uống một ly sữa ấm trước lúc lên giường để khỏi hạ đường huyết trong đêm gây rối loạn giấc ngủ. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi có dấu hiệu bất thường như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau ngực, tê chân tay, nói khó, khó thở thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Thanh Loan


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 486
Tháng 05 : 31.281
Năm 2024 : 750.580
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.549.094