• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Câu hỏi thường gặp liên quan đến uốn ván

Uốn ván là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cho người bệnh. Uốn ván có thể xảy ra ở mọi đối tượng, thường gặp ở những vùng nông nghiệp và những người thường phải tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm.

1. Đông y có chữa được uốn ván không?

Bệnh uốn ván được gây ra bởi ngoại độc tố của một loại trực khuẩn có tên gọi là Clostridium tetani. Loại vi khuẩn này thường sống và phát triển trong bùn đất, phân động vật, môi trường mang tính chất yếm khí.

Các nha bào uốn ván sẽ xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân thông qua các vết thương, vết rách, hoặc xâm nhập thông qua con đường tiêm mà kim tiêm nhiễm bẩn.

Uốn ván cũng có thể lây nhiễm thông qua quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, nạo phá thai... trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh. Ở trẻ sơ sinh, quá trình cắt dây rốn và chăm sóc rốn sau khi sinh không đảm bảo cũng có thể gây bệnh.

Điều trị bệnh uốn ván có nguyên tắc là tiêu diệt vi khuẩn, trung hòa độc tố và ngăn ngừa các cơn co cứng cơ (sử dụng kháng sinh để tiêu diệt tận gốc tế bào thực vật). Vì vậy, đông y không chữa được uốn ván.

2. Cách xử trí khi bị uốn ván

Tùy thuộc vào từng mức độ nhiễm bệnh của người mắc mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thời gian điều trị bệnh dứt điểm sẽ cần một khoảng thời gian khá dài. Chính vì vậy, bệnh nhân cần có sự kiên nhẫn cũng như nghỉ ngơi hợp lý để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Người bị bệnh uốn ván cần được điều trị tại khoa hồi sức tích cực. Phần lớn bệnh nhân vì chủ quan nghĩ rằng vết thương không nguy hiểm hoặc sơ cứu sai cách dẫn đến tình trạng nhập viện khi bệnh đã tiến triển nặng. Điều trị uốn ván thông thường được xử trí theo phác đồ sau:

  • Ngăn chặn tạo độc tố uốn ván bằng cách xử lý vết thương: Các bác sĩ sẽ mở rộng vết thương, cắt bỏ triệt để tổ chức hoại tử tại vết thương để loại bỏ nha bào uốn ván. Sử dụng kháng sinh tiêu diệt tận gốc tế bào thực vật là nguồn sản sinh ra độc tố.

  • Để vô hiệu hóa độc tố lưu hành trong máu và độc tố ở vết thương nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong, kịp thời dùng globulin miễn dịch uốn ván của người. Tốt nhất là nên tiêm kháng độc tố trước khi điều trị vết thương.

Để người bệnh nơi yên tĩnh, kiểm soát ánh sáng, tiếng ồn và tránh kích thích gây co giật là các biện pháp quan trọng trong chăm sóc người bệnh uốn ván. Dùng liều lượng thuốc ít nhất mà khống chế được cơn giật, không ức chế hô hấp và tuần hoàn. Ưu tiên dùng loại thuốc ít độc, ít gây nghiện, thải trừ nhanh, dung nạp tốt khi tiêm hay truyền tĩnh mạch. Thuốc ức chế thần kinh cơ chỉ định khi dùng thuốc an thần không đủ để kiểm soát co giật, co cứng cơ.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến uốn ván- Ảnh 1.

Các nha bào uốn ván sẽ xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân thông qua các vết thương, vết rách...

Điều trị hồi sức tích cực và các biện pháp hỗ trợ khác, người bệnh được hồi sức hô hấp. Đảm bảo thông thoáng đường thở, hút đờm dãi, không ăn uống đường miệng để tránh sặc và co thắt thanh môn. Mở khí quản có thể kết hợp hoặc không kết hợp với thở máy, bù nước và điện giải, tăng cường dinh dưỡng bằng truyền dịch hoặc cho ăn qua ống thông vào dạ dày, vật lý trị liệu để đề phòng cứng cơ, dùng heparin và các chất kháng đông khác để đề phòng tắc mạch phổi; theo dõi chức năng của thận, bàng quang và ruột; phòng chống chảy máu và loét đường tiêu hóa.

  • Dùng vaccine gây miễn dịch chủ động: Tất cả bệnh nhân phải được tiêm vaccine sau khi bệnh đã phục hồi.

3. Uốn ván có chữa khỏi được không?

Bệnh uốn ván tuy là một căn bệnh nguy hiểm, khó điều trị tuy nhiên không phải là không thể chữa khỏi. Hiện tại, không có phương pháp chữa trị hiệu quả bệnh uốn ván mà chỉ điều trị triệu chứng. Nếu nhiễm trùng uốn ván xảy ra, bệnh nhân cần được chăm sóc và điều trị khẩn cấp và lâu dài để giúp hạn chế triệu chứng bệnh và tăng cường đề kháng.

Việc điều trị là chăm sóc vết thương, sử dụng thuốc giảm triệu chứng và cung cấp chăm sóc hỗ trợ chuyên nghiệp, thường là trong phòng chăm sóc đặc biệt.

4. Cách chăm sóc bệnh tại nhà

Đa số bệnh nhân mắc uốn ván có thời gian nằm viện kéo dài nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với người bệnh như loét vùng tì đè, suy dinh dưỡng, viêm phổi bệnh viện, teo cơ, suy giảm tri giác… đòi hỏi ngoài điều trị tích cực còn cần phối hợp chăm sóc toàn diện, chu đáo. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập vận động, phục hồi chức năng cho người bệnh đến chăm sóc mọi sinh hoạt, vệ sinh cá nhân như tắm, gội, ăn uống… mới có thể phục hồi tích cực và nhanh chóng.

Sau khi ra viện về nhà bệnh nhân vẫn cần được chăm sóc đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, cân bằng nước và điện giải nếu cần. Bệnh nhân cần ăn các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, chất xơ và đặc biệt là chất chống oxy hóa. Do đó, thường xuyên sử dụng quả mọng có thể giúp chống viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh uốn ván. Hơn nữa, quả mọng còn có tác dụng kích thích sản sinh tế bào kháng thể tự nhiên trong cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Ưu tiên các loại cá béo như cá trích, cá thu, cá mòi, cá trống và cá hồi là nguồn cung cấp protein, EPA, omega-3 và DHA dồi dào. Đặc biệt, chúng còn có khả năng chống viêm và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như uốn ván, hội chứng chuyển hóa, bệnh thận, tiểu đường và tim mạch

Việc sử dụng các thuốc theo chỉ định của y bác sĩ trong đó có thể có các thuốc nhuận tràng để tránh táo bón, đặt thông tiểu sớm với người bệnh bí tiểu. Người bệnh cần được vệ sinh cơ thể và thay đổi tư thế chống loét. Rửa và nhỏ thuốc tra mắt thường xuyên và thể dục luyện tập vật lý trị liệu sớm sau khi hết co giật.

5. Những lưu ý quan trọng khi bị uốn ván

Câu hỏi thường gặp liên quan đến uốn ván- Ảnh 2.

Người bệnh nên ưu tiên các loại cá béo:cá thu, cá hồi là nguồn cung cấp protein, EPA, omega-3 và DHA dồi dào.

Khi tiến hành điều trị cho người nhiễm bệnh, mọi người nên lưu ý một số nguyên tắc, cụ thể như:

  • Cần tạo cho bệnh nhân có được một không gian nghỉ ngơi yên tĩnh. Không được làm phiền hay tạo cho bệnh nhân những kích thích mạnh.

  • Trong quá trình điều trị cần sử dụng kháng sinh để có thể tiêu diệt hết các vi khuẩn.

  • Khống chế những biểu hiện gây nên tình trạng nguy hiểm cho tính mạng của bệnh như như cứng cơ, rối loạn thần kinh...

  • Điều trị hỗ trợ ví dụ như đặt máy thở trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm nặng. Sau khi bệnh nhân đã được điều trị phục hồi thì cần tiêm phòng vaccine để đảm bảo bệnh sẽ không tái phát.

6. Chi phí khám chữa bệnh

Bệnh uốn ván là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, lây nhiễm do vi khuẩn Clostridium tetani. Nếu không tiêm chủng vaccine phòng bệnh, uốn ván có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Trên thực tế, giá vaccine uốn ván có thể khác nhau ở các khu vực và các cơ sở y tế khác nhau. Hiện nay, giá tiêm phòng uốn ván tại có thể là từ 80.000 -165.000 đồng/mũi và dùng được cho đối tượng trẻ nhỏ, người lớn. Riêng với trẻ em đã có lịch tiêm phòng uốn ván cho trẻ dưới 1 tuổi: Gây miễn dịch cơ bản bằng 3 liều vaccin DPT vào lúc 2, 3, 4 tháng tuổi.

Về điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân nặng hay nhẹ, có phải đặt nội khí quản thở máy hay không và tùy thuộc vào loại thuốc kháng sinh, an thần, giãn cơ… Chi phí chạy chữa có thể lên đến hơn 100 triệu đồng và có thể tăng do thời gian nằm viện kéo dài.


Nguồn: Báo SKĐS
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 227
Tháng 12 : 167.056
Năm 2024 : 2.967.644
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.766.158