• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh trĩ

Tỷ lệ người mắc bệnh trĩ hiện nay ngày càng tăng, nguyên nhân phần lớn đến từ chế độ ăn uống và thói quen gây hại trong cuộc sống, ít vận động....

1. Đông y có chữa được bệnh trĩ không?

Theo y học cổ truyền, bệnh trĩ nằm trong chứng hạ trĩ. Bệnh là do khí huyết vùng đại trường bị trì trệ, khiến cơ nhục, mạch lạc bị tổn thương, sinh ra chứng huyết ứ. Từ đó làm cho mạch lạc bị phình giãn và sa ra ngoài thành hình búi trĩ. Nhiều bệnh nhân bị trĩ có hiện tượng chảy máu khi đại tiện là do huyết ứ lâu ngày mà ra.

Điều trị bệnh trĩ bằng y học cổ truyền có thể áp dụng:

  • Châm cứu: Có tác dụng điều hòa khí huyết trong cơ thể, giữ cho các cơ thành mạch được vững chắc và mạnh mẽ. Phương pháp này phù hợp với những người có thể trạng kém, an toàn, ít đau đớn và không phải dùng thuốc.
    Tuy nhiên, phương pháp châm cứu chỉ có tác dụng chữa bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, những người mới xuất hiện các dấu hiệu trĩ.

  • Xoa bóp bấm huyệt: Dùng lực tác động tới các huyệt đạo, từ đó giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Xoa bóp bấm huyệt tác động vào các huyệt vị giúp khí huyết lưu thông, tĩnh mạch giãn ra và cải thiện bệnh trĩ. Ngoài ra, bấm huyệt còn giúp giảm đau, kích thích tuần hoàn, cải thiện tiêu hóa (hạn chế táo bón) và các vấn đề đường ruột khác.

  • Bài thuốc uống: Bài Hoạt huyết địa hoàng thang; Bài Bổ trung ích khí thang; Bài Hòe hoa tán…

  • Bài thuốc ngâm: Một số thảo dược dùng làm thuốc ngâm cũng có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ mà bạn có thể sử dụng như: rau sam, rau diếp cá, hòe hoa, kinh giới…

Tỷ lệ người mắc bệnh trĩ hiện nay ngày càng tăng, nguyên nhân phần lớn đến từ chế độ ăn uống và thói quen gây hại trong cuộc sống, ít vận động....

Tỷ lệ người mắc bệnh trĩ hiện nay ngày càng tăng, nguyên nhân phần lớn đến từ chế độ ăn uống và thói quen gây hại trong cuộc sống, ít vận động....

  2. Xử trí khi bị bệnh trĩ

Khi bị bệnh trĩ cần phải can thiệp các bác sĩ sẽ:

  • Thắt dây cao su: Dùng dây cao su để thắt gốc búi trĩ, sau 1 tuần búi trĩ sẽ khô và rụng khỏi hậu môn. Thủ thuật này chỉ áp dụng cho bệnh trĩ nhẹ.

  • Chích xơ: Tiêm hóa chất vào mô trĩ để làm teo búi trĩ.

  • Phương pháp phẫu thuật Longo: Cắt và treo búi trĩ bằng một loại máy chuyên dụng. Phẫu thuật này ít đau và thời gian phục hồi nhanh.

  • Phẫu thuật cắt trĩ kinh điển: Thường dùng cho các trường hợp trĩ hỗn hợp (cả trĩ nội và trĩ ngoại) hay bệnh nhân có da thừa nhiều, trĩ biến chứng tắc mạch, sa nghẹt…

Lưu ý: Không có chỉ định phẫu thuật ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc những người có viêm đại tràng thể hoạt động. Phẫu thuật trĩ cấp cứu đi kèm tỷ lệ biến chứng cao hơn.

Biến chứng cấp tính liên quan đến điều trị bệnh trĩ bao gồm đau, nhiễm trùng, chảy máu tái phát và bí tiểu. Biến chứng muộn bao gồm không kiểm soát do tổn thương cho cơ thắt hậu môn trong quá trình mổ xẻ.

3. Xử trí bệnh trĩ tại nhà

Một số vấn đề cần lưu ý khi chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả nhất:

  • Giữ vệ sinh ăn uống để phòng tránh các bệnh đường tiêu hóa dễ phát sinh bệnh trĩ như rối loạn tiêu hóa.

  • Hạn chế công việc nặng. Tránh đứng hoặc ngồi lâu, không nên ngồi xổm.

  • Tập thể dục đều đặn và phù hợp.

  • Tập thói quen đại tiện đúng giờ, đại tiện ngay khi muốn đại tiện, tốt nhất mỗi ngày đi đại tiện một lần.

  • Tránh rặn nhiều khi đi đại tiện vì làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch trĩ. Giữ vệ sinh tầng sinh môn.

  • Điều trị tích cực các bệnh làm tăng áp lực ổ bụng như ho kéo dài, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiêu hóa,…

  • Chỉ áp dụng phương pháp sử dụng thuốc cho những bệnh nhân ở mức độ 1 hoặc 2, các triệu chứng còn nhẹ và chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày.

  • Bệnh nhân phải đảm bảo sử dụng thuốc đủ liều lượng, đúng thời gian, tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

  • Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn nên tuyệt đối bệnh nhân không được tự ý dùng hay lạm dụng quá đà, hạn chế để lại những hệ lụy nguy hiểm.

Các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ tại nhà:

  • Lá diếp cá: Người bệnh có thể dùng nước rau diếp cá để vệ sinh vùng hậu môn một cách nhẹ nhàng, thực hiện xông hoặc giã lấy bã để đắp vào hậu môn.

  • Lá trầu không: Với lá trầu không, người bệnh có thể nấu cùng nước sạch để xông và dùng nước trầu không để vệ sinh hậu môn mỗi ngày.

  • Dầu dừa: Đầu tiên, bệnh nhân cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và khô ráo vùng hậu môn. Sau đó thấm dầu dừa vào đầu tăm bông và nhẹ nhàng bôi một lượng vừa đủ lên bề mặt hậu môn.

  • Nghệ tươi: Nghệ đã được rửa sạch, gọt vỏ, giã nát, cho vào một chiếc khăn mỏng hoặc một miếng vải nhỏ. Tiếp đến là bọc khăn lại, đắp lên vùng hậu môn trong 2 - 3 giờ rồi dùng nước ấm vệ sinh sạch sẽ lại.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện nay rất đa dạng, tùy thuộc vào mức độ của bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện nay rất đa dạng, tùy thuộc vào mức độ của bệnh.

4. Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện nay rất đa dạng, tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Có chữa dứt điểm trĩ được không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn phát hiện bệnh, cơ địa người bệnh. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, việc điều trị tích cực kết hợp cùng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ giúp điều trị triệt để bệnh trĩ.

Trĩ có thể tái phát khi không được điều trị dứt điểm, chính vì thế ngoài quan tâm đến việc triệt tiêu búi trĩ thì mục tiêu lớn hơn là tìm ra căn nguyên gây trĩ để xử lý. Ví dụ nếu trĩ là do táo bón kéo dài thì sau khi điều trị hết búi trĩ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để ngăn chặn táo bón hiệu quả. Từ đó mới có thể dứt trĩ được từ gốc.

Vì thế, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, việc điều trị sẽ khó khăn, tốn kém hơn cũng như giảm hiệu quả điều trị.

5. Chi phí điều trị bệnh trĩ

Trĩ là một nhóm bệnh lý thuộc khu vực hậu môn – trực tràng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và tâm lý của người bệnh mỗi ngày. Do đó, người bệnh cần phải chủ động phát hiện bệnh trĩ sớm để có thể phòng tránh các biến chứng nguy hiểm cho mình.

Chi phí giao động hiện nay tùy thuộc các phương pháp như HCPT và PPH, phương pháp Longo; cắt trĩ ngoại bằng laser; phương pháp Milligan Morgan có giá từ 7 triệu đồng đến hơn 15 triệu đồng.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 8.575
Tháng 11 : 133.773
Năm 2024 : 2.715.275
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.513.789