• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tăng cường công tác phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh Witmore

Sau lũ lụt, tình hình mắc bệnh Witmore có dấu hiệu gia tăng tại một số tỉnh, thành bị ngập lụt. Để giảm tỷ lệ mắc bệnh, kịp thời phát hiện, chẩn đoán, điều trị và hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do bệnh, Sở Y tế vừa có văn bản chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện về việc tăng cường công tác phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh Witmore


Đối với các bệnh viện, trung tâm y tế có giường bệnh tổ chức, phổ biến, tập huấn cho các bác sỹ trong bệnh viện về Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Witmore.  Tăng cường năng lực chuyên môn để phát hiện sớm ca bệnh, chẩn đoán chính xác và điều trị theo đúng phác đồ. Đặc biệt lưu ý trong việc tư vấn kỹ đối với bệnh nhân xuất viện phải thực hiện nghiêm túc điều trị duy trì theo đúng quyđịnh. Các bệnh viện trong tỉnh nếu có ca bệnh nghi ngờ, khẩn trương chuyển người bệnh đến Bệnh viện đa khoa tỉnh để được chẩn đoán xác định và điều trị kịp thời. Giao Bệnh viện Đa khoa tỉnh chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất và sinh
phẩm để đảm bảo công tác chẩn đoán, điều trị bệnh Witmore trên địa bàn tỉnh;
chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ các bệnh viện tuyến huyện trong công tác phát
hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Các Trung tâm Y tế tuyến huyện tăng cường phối hợp với cơ quan truyền thông để đẩy mạnh công tác tuyên truyền công tác phòng chống dịch; hướng dẫn, truyền thông cho người dân trên địa bàn, đặc biệt là các nơi bị lũ lụt, trũng thấp các biện pháp phòng chống bệnh như: Các trường hợp có vết thương ngoài da, người mắc bệnh mạn tính (tiểu đường, bệnh phổi mạn tính…) nên tránh tiếp xúc với đất và vùng nước đọng ô nhiễm hoặc mới bị ngập lụt; nông dân khi xuống đồng ruộng nên đi giày,ủng, bao tay…Tổ chức điều tra, phân tích dịch tễ các trường hợp mắc bệnh Witmore, phân tích yếu tố nguy cơ và các biện pháp phòng chống dịch.
Bệnh Witmore (bệnh Melioidosisis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và
động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomailei gây ra. Vi khuẩn sống trong
đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập chủ yếu qua da. Bệnh có biểu hiện lâm
sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và tỷ lệ tử vong cao ở những trường hợp viêm
phổi nặng, nhiễm trùng huyết. 
Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính…) có nguy cơ cao mắc bệnh. Để chủ động phòng bệnh Whitmore, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.
         - Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất, bùn và nước bẩn.
         - Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng.
- Thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.
- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
- Những người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Thành Vinh


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 8.088
Tháng 11 : 159.204
Năm 2024 : 2.740.706
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.539.220