• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Thiết kế chương trình chấm thi câu hỏi trắc nghiệm tự động trên máy tính và quy trình chạy trạm kín hội thi điều dưỡng giỏi cấp cơ sở

Mã số: SYT002 Tên đề tài: Thiết kế chương trình chấm thi câu hỏi trắc nghiệm tự động trên máy tính và quy trình chạy trạm kín hội thi điều dưỡng giỏi cấp cơ sở Phan Ngọc Lan, Nguyễn Văn Năm, Thái Thị Hường Cấp quản lý: Sở Y tế Hà Tĩnh Lĩnh vực: sáng kiến kinh nghiệm Đơn vị chủ trì: Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh Thời gian thực hiện: 2015 Kết quả: Giúp trưởng phòng điều dưỡng các bệnh viện soạn thảo được chương trình chấm thi câu hỏi trắc nghiệm tự động trên máy tính Hội Thi Điều Dưỡng - Hộ Sinh Giỏi, Thanh Lịch Cấp Cơ Sở.

Phan Ngọc Lan, Nguyễn Văn Năm, Thái Thị Hường

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay thi trắc nghiệm và chấm điểm tự động trên máy tính là một hình thức thi rất phổ biến tại các nước trên thế giới. Nhờ vào đặc điểm rõ ràng của đáp án, những tranh cãi trong việc tính điểm được giảm đi rất nhiều. Điều này dẫn đến việc nâng cao tính chính xác, khách quan khi đưa ra kết quả bài thi. Thời gian chấm bài thi trắc nghiệm nhanh, chính xác và trung thực.

Mặc dù được ghi nhận nhiều về những ích lợi như vậy, nhưng hình thức thi này đến nay vẫn chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Vì liên quan đến các thiết bị chuyên dụng và phần mềm có giá thành khá cao, chỉ thích hợp cho các kỳ thi lớn và quan trọng.

Đã từ lâu thi trắc nghiệm được áp dụng cho trạm lý thuyết trong các hội thi Điều Dưỡng –Hộ Sinh giỏi Thanh Lịch cấp cơ sở; nhưng vẫn làm trên giấy và chấm bằng phiếu lỗ. Qui trình chạy trạm chưa thực sự khoa học, chưa đủ số trạm; nên chưa đánh giá đầy đủ trình độ chuyên môn của điều dưỡng.

Hội thi Điều dưỡng là một sân chơi bổ ích, giúp cho điều dưỡng giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, rèn luyện tư tưởng hoàn thiện bản thân,  xứng đáng với lời dạy của Bác: Lương Y Phải Như Từ Mẫu ”.

Để tiết kiệm nguồn nhân lực, tài lực và thời gian, đảm bảo đánh giá trung thực, chính xác kiến thức của điều dưỡng tham gia hội thi và khắc phục những tồn tại trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:  “ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH CHẤM CÂU HỎI TRẮC   NGHIỆM TỰ ĐỘNG TRÊN MÁY TÍNH VÀ QUI TRÌNH CHẠY TRẠM KÍN HỘI THI ĐIỀU DƯỠNG GIỎI CẤP CƠ SỞ ” nhằm 3 mục đích:

1. Giúp trưởng phòng điều dưỡng các bệnh viện soạn thảo được chương trình chấm thi câu hỏi trắc nghiệm tự động trên máy tính Hội Thi Điều Dưỡng - Hộ Sinh Giỏi, Thanh Lịch Cấp Cơ Sở.

Hoàn thiện kỹ năng ra đề để tạo quĩ đề cho Hội Thi Điều Dưỡng - Hộ Sinh Giỏi, Thanh Lịch Cấp Cơ Sở.

  1. Thiết kế được qui trình tích hợp chạy trạm kín  của 4 trạm (Thực hành, lý thuyết, tư vấn- GDSK, tình huống ứng xử) nâng cao chất lượng Hội Thi Điều Dưỡng - Hộ Sinh Giỏi, Thanh Lịch Cấp Cơ Sở.

Phần II

1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Tổ Chức Hội Thi Điều dưỡng – Hộ sinh Giỏi, Thanh lịch Cấp cơ sở.

- Lập chương trình chấm câu hỏi trắc nghiệm tự động trên máy tính theo hướng dẫn Thông Tin Điều dưỡng số 29 và 30.

1.2. Phương pháp nghiên cứu :  Xâm nhập mô tả.

2. XỬ LÝ SỐ LIỆU :  Phần mềm Excel phiên bản 2010

Phần I II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH CHẤM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TỰ ĐỘNG TRÊN MÁY TÍNH

Mã bài: BVL k -             Mã thí sinh: L x T y

2. HƯỚNG DẪN TẠO ĐỀ THI TRONG  840 CÂU HỎI ĐIỀU DƯỠNG GIỎI

Nguyên tắc cơ bản: Mỗi đề thi 140 câu đủ 5 chuyên ngành Nội, Ngoại , Sản, Nhi, Chống NKBV

theo tỷ lệ khuyến cáo của Hội Điều Dưỡng Việt Nam

Điều dưỡng Nội – Hồi sức cấp cứu=198 câu

- Dạng câu hỏi điền khuyết = 60 câu

- Dạng câu hỏi lựa chọn Đúng/ Sai = 60 câu

- Dạng câu hỏi lựa chọn đúng nhất = 52 câu

- Dạng câu hỏi ghép cặp =10 câu

- Dạng câu hỏi tình huống = 16 câu

Cách chọn câu hỏi điền khuyết 9 câu trong 60 câu

  • Bước 1: Xác định khoảng cách chọn câu hỏi làm đề:

Lấy 60:9 = 6 (c)

- Bước 2: Bốc ngẫu nhiên câu đầu tiên được số k, chúng ta suy ra k+j; j=0; 1; 2; 3;…; (c-1); ( k=13)

- Bước 3: Chọn câu hỏi theo qui luật: (k+j) + 6n ≤ 60;  0 ≤n € N ≤ 9

- Thí dụ: Đề 1 : 13+6n; đề 2: 14+6n; đề 3: 15+6n; đề 4: 16+6n ; đề 5: 17+6n; đề 6: 18+6n.

3. THIẾT KẾ QUI TRÌNH CHẠY TRẠM KÍN

- Trường hợp đặt 2 trạm lý thuyết

Nguồn thí sinh = n. Vào Trạm1 : Thực hành → Trạm 2 : GDSK→

Trạm 3 : Lý thuyết (chẵn và lẻ) → Trạm 4 : Ứng Xử → Ra .

Thời gian ở trạm Thực hành = thời gian trạm GDSK = thời gian trạm Tình huống = (a) phút; thời gian ở Trạm Lý thuyết = (2a) phút. Như vậy khoảng cách thời gian khi hoàn thành chạy 4 trạm giữa 2 thí sinh = (a ) phút; ta có thời gian hoàn thành cuộc thi cho (n) điều dưỡng tham gia : t = (n+4)a phút.

  • Thí sinh di chuyển đến một trạm tiếp theo

1

2

3

4

5

6

7….

Trạm quan sát giám khảo BS lâm sàng / CNĐD ở trong mỗi trạm

Phần I. BÀN LUẬN

1. Thiết kế chương trình chấm thi câu hỏi trắc nghiệm tự động trên máy tính.

- Chúng tôi không thống nhất cách lập trình của Hội Điều Dưỡng Việt Nam theo hướng dẫn Thông tin ĐIỀU DƯỠNG số 29 về phần câu hỏi dạng Đúng/ Sai; nếu trả lời sai trừ 1 điểm trừ phi thiếu kiến thức dạng này, xử lý sai dẫn đến nguy hiểm tính mạng người bệnh.

- Phần câu hỏi dạng  ghép cặp, tình huống và Chống NKBV mỗi dạng  5% tương đương mỗi đề chỉ có 6 đến 8 câu; nhưng lập trình không trừ điểm khi không làm. Điều này  dẫn  thí sinh bỏ một trong những phần này không học vì các phần còn lại đạt điểm tối đa vẫn nằm trong giới hạn xếp loại khá- giỏi; trong khi đó tổng số câu hỏi của 3 dạng này có tới 150 câu.

- Hội thi điều dưỡng – hộ sinh giỏi, thanh lịch đối tượng là những người đã có thâm niên công tác, không phải là những sinh viên vượt qua các kỳ thi cùng với tính đặc thù của nghề nghiệp là chữa bệnh cứu người. Vậy những  dạng  câu chiếm tỷ lệ 5% trong thiết kế đề thi  không làm tất phải trừ  1 điểm. Dạng câu hỏi lựa chọn đúng nhất, điền khuyết  làm sai trừ 1/ 4 điểm và câu lựa chọn Đ/S trừ 1 điểm. Nếu phạm qui theo biến cố chắc chắn, điểm sẽ trở về số  “0”.

* Nếu chúng ta chỉ sử dụng phần mềm theo mặc định bộ câu hỏi và đáp án (840 câu hỏi) tất nhiên phải phụ thuộc vào lập trình của phần mềm; cho nên mất tính linh hoạt khi ra đề cũng như thêm câu hỏi để bao phủ đủ chương trình học tập cũng như kỹ thuật mới mà thực tiễn chuyên môn bệnh viện cần phải luyện tập như sử dụng máy áp lực âm, qui trình kỹ thuật thở khí dung, bơm tiêm điện, Monitor, máy truyền dịch…Mặt khác phần mềm này rất đắt tiền, không thích với những cuộc thi như Hội Thi Điều Dưỡng – Hộ Sinh giỏi, thanh lịch Cấp Cơ Sở.

Để khắc phục những bất cập trên; chúng tôi thiết kế theo 3 chương trình:

( Tùy theo yêu cầu chuyên môn của Hội Thi để chúng ta chọn lựa)

1. Thiết kế theo đúng hướng dẫn của Hội Điều Dưỡng Thông tin số 29 và 30.

2.  Thiết kế như phần (1) và thêm:  trừ 1 điểm với dạng câu hỏi theo thiết kế đề thi chiếm tỷ lệ 5%; như dạng câu hỏi  ghép cặp và câu tình huống  nếu thí sinh bỏ không làm.

3. Các dạng câu hỏi còn lại thiết kế như (1) và (2) và thêm: ( câu lựa chọn đúng nhất trong 4 ý: A, B, C, D) làm sai trừ 1 / 4 điểm.

* Để tránh tình trạng thí sinh sử dụng biến cố chắc chắn, chúng tôi lập trình kết quả trở về số zero: “0”

* Sau khi thiết lập chương trình chấm câu hỏi trắc nghiệm tự động trên máy tính, vì phần mềm Excel không thể thực hiện chức năng trộn đề từ bộ ngân hàng câu hỏi  để tạo một đề thi mới; do đó chúng tôi tìm qui luật trộn đề, trộn câu hỏi tạo đề thi: (k+j) + cn ≤  m;  0 ≤  n € N ≤  9;  j = 0; 1; 2; 3;…; c-1, rất đơn giản từ 840 câu của Hội Điều Dưỡng cung cấp. Một  qui luật trộn đề thi như trên  có từ 120 – 140 câu và  6 đề khác nhau bao phủ đủ 840 câu hỏi. Với 10 giá trị số (k) ngẫu  nhiên chúng ta có tối thiêu 60 đề thi, tạo ngân hàng đề cung cấp công khai cho các Hội Thi Điều Dưỡng –Hộ Sinh giỏi, thanh lịch cấp cơ sở ôn luyện thi mà không cần giữ bí mật vì thí sinh vào thi đều bốc ngẫu nhiên đề thi khi làm bài.

* Số câu hỏi và thời gian làm bài/một đề thi: 40 phút/140 câu , 20 phút/70 câu và 10 phút/ 35 câu;  đây là kết quả chúng tôi đã thử nghiệm là hoàn toàn hợp lý

2. Thiết kế qui trình chạy  tích hợp 4 trạm :

-Trạm thực  hành  thực hiện trên bệnh nhân giúp đánh giá chính xác kỹ năng thực hành của điều dưỡng. Muốn tích hợp thành  công trước hết phải xác lập được phương trình cho cuộc thi; nó phụ thuộc vào số trạm và số thí sinh tham gia. Thời gian ở các trạm phải bằng nhau hoặc một số tram là bội thời gian các trạm còn lại. Nếu trạm thực hành thực hiện 4 kỹ thuật; mỗi kỹ thuật 5 phút, vây thời gian trạm thực hành là 20 phút; suy ra trạm lý thuyết 40 phút/ 130- 140 câu. Qua thực tế dựng trạm thực hành trên bệnh nhân là khó nhất khi nó tích hợp với các trạm khác. Tín hiệu hết làm bài phải báo trước 1 phút so với thời gian bắt đầu . Một phút này dùng  cho di chuyển đến  trạm tiếp theo. Bệnh viện Lao & Bệnh phổi Hà Tĩnh thiết kế qui trình chạy trạm tích hợp 4 trạm. trạm thực hành 2 kỹ thuật = 10 phút, trạm lý thuyết 35 câu ( phần Nội- HSCC) = 10 phút, trạm Tư vấn- GDSK 30 bệnh lý nội khoa và trạm tình huống- ứng xử 73 câu gồm 2 phần giải quyết Tình huống và phần Ứng xử. Có 17 thí sinh tham gia, 8 giờ vào thi trạm thực hành đầu tiên và kết thúc cuộc thi lúc 11 giờ 20 phút.  t= (n+3)a;  a= 10 phút. Vậy t= 3 giờ 20 phút. Tín hiệu j= 21 chính là lúc thí sinh cuối cùng thứ 17 ra khỏi phòng thi cuối cùng. Trạm lý thuyết làm trực tiếp trên máy, thí sinh làm bài xong biết kết quả ngay nên rất phấn khởi và sau 20 phút sẽ biết tổng số điểm của 4 trạm, chúng tôi qui về thang điểm 100 và xếp loại cũng xử lý tự động trên hàm If kép của phần mềm Excel. Qua thông tin Internet  trang web của Hội Thi Điều Dưỡng – Hộ Sinh giỏi, thanh lịch cấp cơ sở  mà các bệnh viện đa khoa đăng tải, chúng tôi thấy rằng mỗi bệnh viện có một cách tổ chức riêng; nhưng đều có chung những điểm giống nhau là thi  không tích hợp đủ các trạm. Trạm lý thuyết đều thi viết. Trạm thực hành phần lớn đều thi trên mô hình giống như OSPE, OSCE  sinh viên thi chạy trạm ở các trường cao đẳng, đại học…

Phần V : KẾT LUẬN

1.Thiết bị máy tính là một phương  tiện hữu ích giúp chúng ta dễ dàng  thiết lập chương trình chấm thi câu hỏi trắc nghiệm tự động  tùy theo nội dung  của các kỳ thi.

2.  Qui luật trộn câu hỏi: (k+j) + cn ≤ m ; tạo các đề thi rất dễ dàng; trong đó

  1. ≤ n € N ≤ 9;  j = 0; 1; 2; 3;…; (c-1); trong đó (c) là khoảng cách chọn trong dãy thứ tự  danh mục câu hỏi theo từng chuyên đề.
  1. Phương trình tính thời gian ( phút): t= (n+4)a / 2 trạm lý thuyết và

t = (n+3)a / 1 trạm lý thuyết,  tạo điều kiện cho chúng ta tích hợp các trạm thi vòng kín sử dụng thống nhất một hiêu lệnh thi chạy trạm  Hội Thi Điều dưỡng – Hộ sinh giỏi, thanh lịch.

4. Sự bình đẳng  của 4 trạm ( Thực hành, lý thuyết, tư vấn- GDSK  và  tình huống ứng xử); đặc biệt trạm thực hành phải thực hiện trên bệnh nhân,  giúp chúng ta đánh giá toàn diện và chính xác năng lực của Điều dưỡng.

KIẾN NGHỊ

1. Tập huấn cho cán bộ Điều dưỡng trưởng các Bệnh viện về sử dụng phần mềm Excel lập chương trình chấm thi câu hỏi trắc nghiệm tự động  cho Hội Thi Điều dưỡng – Hộ sinh giỏi, thanh lịch cấp cơ sở.

2. Rèn luyện kỹ năng trộn câu hỏi tạo đề thi đủ cho thí sinh tham gia Hội thi.

Thực hành tích hợp 4 trạm thi vòng kín sử dụng thống nhất một hiêu lệnh và kỹ năng dựng trạm thực hành trên bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1.  Chuẩn năng lực Điều Dưỡng Việt Nam - Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 1352/QĐ-BYT v/v phê  duyệt tài liệu "Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam".

Nam ban hành tại quyết định số 20/QĐ-HĐ D ngày 10/9/2012

3. Thông tin Điều Dưỡng Hội Điều Dưỡng Việt Nam số 29

4.  Thông tin Điều Dưỡng Hội Điều Dưỡng Việt Nam số 30

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

5. Ananthakrishnan N. Objective structured clinical/practical examination ( OSCE/OSPE). J Postgrad Med . 1993; 39 (2):82-84.

6. Boursicot, K., Ware, J., & Hazlett, C. (2011). Objective structured clinical examination and objective structured practical examination.

7.  Harden, R. M. (1988). What is an OSCE? Medical Teacher, 70(1), 19- 22.

8. Harden RM, Stevenson M, Wilson DW, Wilson GM. Assessment of clinical competencies using objective structured clinical examination. BMJ . 1975; 5955, (1):447–51.

9. Hart IR, Honden RM, Walton HJ. Newer developments in assessing clinical competence. In: Hart IR, Honden RM, and Walton HJ, editors. International Conference Proceedings. Ottawa: Congress Centre; 1985.

10. Harden RM, Gleeson FA. Assessment of clinical competencies using an objective structured clinical examination (OSCE) In: ASME Medical Education Booklet no. 8. Dundee: ASME. 1979; 64:123–5.

11. Workshop on ospe and osce Presentation Transcript Prof. Mrs Betty Thomas pp(1-4)

12. POWER POINT OSE & OSPE: Objective Structured Clinical Exam.


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 7.888
Tháng 07 : 24.085
Năm 2024 : 1.163.392
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.961.906