• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Hà Tĩnh năm 2014

- Mã số: 099005 - Tên đề tài: Thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Hà Tĩnh năm 2014 Nguyễn Việt Thắng – Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh - Cấp quản lý: Sở Y tế HT - Lĩnh vực: điều dưỡng - Đơn vị chủ trì: Sở Y tế HT - Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2014 - 12/2014

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH, KỸ THUẬT VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP HÀ TĨNH NĂM 2014

Nguyễn Việt Thắng – Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh

ĐẶT VẤN ĐỀ

Công tác điều dưỡng đóng vai  trò quan trọng trong hệ thống y tế, từ chăm sóc người khỏe đến chăm sóc người ốm và phục hồi chức năng. Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định “Dịch vụ điều dưỡng là một trong các trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế” và đưa ra khuyến cáo “Ở bất kỳ quốc gia nào, muốn nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ thì phải chú ý công tác điều dưỡng”.

Năm 2013, Bộ Y tế ban hành Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng, hộ sinh đến năm 2020  với mục tiêu: “Đến năm 2020, dịch vụ chăm sóc sức khỏe do điều dưỡng, hộ sinh viên cung cấp bảo đảm an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và sự hài lòng của người bệnh tại các cơ sở KBCB; ngành ĐD và HS phát triển đạt theo chuẩn nghề nghiệp khu vực và quốc tế”.

Để đánh giá tình hình nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên (ĐD-HS-KTV) tại các cơ sở y tế công lập và và hệ thống điều dưỡng trưởng (ĐDT) tại các bệnh viện công lập, chúng tôi tiến hành khảo sát: “Thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Hà Tĩnh năm 2014” nhằm mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng nguồn nhân lực ĐD-HS-KTV trong các cơ sở y tế công lập tỉnh Hà Tĩnh.

2. Mô tả thực trạng nguồn nhân lực quản lý điều dưỡng trong các bệnh viện công lập tỉnh Hà Tĩnh.

3. Đề xuất các giải pháp nhằm củng cố hệ thống và nâng cao năng lực cho đội ngũ điều dưỡng.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên tại 18 bệnh viện, 6 trung tâm thuộc hệ YTDP tuyến tỉnh; 12 trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện và 262 trạm y tế của tỉnh Hà Tĩnh.

- Phòng điều dưỡng, Điều dưỡng trưởng khoa 18 Bệnh viện công lập của tỉnh Hà Tĩnh.

2.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

2.3. Phương pháp thu thập số liệu:  Sử dụng phiếu khảo sát gửi về các Bệnh viện, Trung tâm y tế, Phòng Y tế báo cáo. So sánh đối chiếu với số liệu từ kiểm tra chất lượng bệnh viện năm 2014 và số liệu từ phòng TCCB Sở.

2.5. Thời gian: Từ tháng 10/2014 - 12/2014

2.6. Xử lý số liệu: Bằng phần mềm Excel

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Nguồn nhân ĐD-HS- KTV tại các cơ sở y tế công lập trong tỉnh

Bảng 1. Phân loại ĐD-HS- KTV theo giới tính, nhóm tuổi.

Tuổi, giới

B ệnh viện

H YTDP

Tr ạm Y tế

Chung

n

%

n

%

n

%

n

%

Gi i tính

Nam

183

16.7

42

27.7

113

20.04

338

18.3

Nữ

1124

83.3

103

72.3

431

79.96

1658

81.7

Nhóm tu i

<30 tuổi

220

17.1

31

22.6

138

26.8

399

20

30-40 tuổi

703

53.75

71

48.8

198

36

975

48.8

41-50 tuổi

271

20.7

28

17.6

142

25.1

432

21.6

> 51 tuổi

113

8.45

15

11

66

12.1

190

9.6

T ổng

1307

100

145

100

544

100

1996

100

Nh n xét: Đội ngũ ĐD-HS có 83.3 là nữ %, nhóm tuổi  từ 31-40 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn trong các độ tuổi (48.8%).

Bảng 2. Phân bố trình độ chuyên môn theo tuyến/ hệ

Trình độ

B ệnh viện

YTDP

tuy ến tỉnh

YTDP

huy ện

Tr ạm

Y tế

Chung

n

%

n

%

n

%

n

%

n

%

Đại học

83

6.4

6

11.1

2

2.3

5

0.9

96

4.8

Cao đẳng

179

13.7

8

14.8

9

10.5

11

2

207

10.3

Trung cấp

1045

79.9

40

74.1

66

76.7

490

89.2

1641

82.3

Sơ cấp

9

10.5

43

7.9

52

2.6

T n g

1307

65.5

2.7

100

86

4.3

549

27.5

1996

100

Nhận xét:

- Nhân lực ĐD-HS-KTV hệ bệnh viện chiếm 65,5% tổng số nhân lực ĐD-HS-KTV của các cơ sở y tế công lập

- Tỷ lệ ĐD-HS-KTV có trình độ đại học, cao đẳng của Trung tâm YTDP tuyến tỉnh cao hơn các đơn vị bệnh viện, YTDP tuyến huyện và trạm y tế (25.9; 20.4; 15.7)

- Vẫn còn 2.6% ĐD-HS-KTV sơ cấp làm việc ở Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện và Trạm Y tế

Bảng 3. Phân bố trình độ chuyên môn theo nghề

SL

Trình độ

Điều dưỡng

Hộ sinh

Kỹ thuật viên

Chung

n

%

n

%

%

n

%

Đại học

69

5.14

2

0.53

26

9.28

97

4.85

Cao đẳng

162

12.1

5

1.34

40

14.28

207

10.3

Trung cấp

1093

81.5

348

92.8

199

71.07

1640

82.25

Sơ cấp

17

1.26

20

5.35

15

5.37

52

2.6

T n g

1341

67.18

375

18.78

280

14.04

1996

100

Nhận xét:

- Điều dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số nhân lực (67.18 chủ yếu là trình độ trung cấp (81.5%);

- Hộ sinh chiếm tỷ lệ 18.78% tổng số nhân lực, có trình độ Cao đẳng và đại học thấp nhất trong các đối tượng (1.87%); trung cấp 92.8%.

- Kỹ thuật viên chiếm tỷ lệ 14.27%, có trình độ cao đẳng và đại học cao hơn điều dưỡng (23.56% và 17.24%)

3.2. Tỷ lệ ĐD-HS- KTV/BS; tỷ lệ ĐD-HS- KTV/ /10.000 dân

Bảng 3: Phân bố tỷ lệ ĐD-HS- KTV/BS tại các bệnh viện

Bệnh viện

GB    KH

Số GB      TK

Cơ cấu nhân lực

T.Số     BS

ĐD, HS làm việc ngoài CM

Số YS    học BS

Tổng số  ĐD, HS

TỈ LỆ ĐD/BS

BVĐK Tỉnh

500

1001

147

14

6

349

2.37

Hồng Lĩnh

130

130

23

2

2

59

2.57

Nghi Xuân

100

135

23

1

1

63

2.74

Đức Thọ

150

227

32

2

7

90

2.81

Hương Sơn

100

244

29

13

3

59

2.03

Vũ Quang

70

70

14

0

5

35

2.50

Hương Khê

120

218

39

5

8

72

1.85

Can Lộc

130

260

33

3

2

65

1.97

Thạch Hà

150

193

31

0

5

69

2.23

Thành phố

100

245

24

0

5

57

2.38

Lộc Hà

100

156

19

3

4

44

2.32

Cẩm Xuyên

120

190

27

6

10

43

1.59

Kỳ Anh

120

395

38

0

4

90

2.37

Cầu Treo

70

70

12

0

2

29

2.42

YH cổ truyền

150

210

31

0

0

68

2.19

PHCN

100

145

13

1

0

63

4.50

Lao & B. Phổi

100

100

14

0

6

38

2.71

BV Tâm thần

50

30

10

1

0

14

1.40

Chung

2360

4019

559

51

70

1307

2.33

Nhận xét:

-  Tỷ lệ ĐD-HS- KTV/BS chung toàn tỉnh là: 2.33/1; các bệnh viện có tỷ lệ thấp <2 là Bệnh viện Tâm thần (1.40), Cẩm Xuyên (1.59), Hương Khê (1.85) và Can Lộc (1.97); cao nhất là bệnh viện phục hồi chức năng 3.50/1 do đặc điểm của bệnh viện.

- Tỷ lệ ĐD-HS- KTV/10.000 dân là 14,7

3.1.Tổ chức và nguồn nhân lực phòng Điều dưỡng, ĐDT khoa của bệnh viện

Bảng 5. Hệ thống tổ chức và cơ cấu trình độ nhân lực phòng điều dưỡng

T ch c

BV hạng I

BV

hạng II

BV

hạng III

Cộng

Trưởng phòng

1

8

9

17

Phó phòng

1

1

1

3

ĐDT trong phòng KHTH

1

1

Phó phòng kiêm nhiệm

2

2

ĐDT khối

3

3

Chuyên viên

1

1

Chuyên viên kiêm nhiệm

1

1

T ng

5

12

11

28

Nhận xét: Có 17/18 bệnh viện thành lập phòng ĐD và bổ nhiệm TP điều dưỡng;

- Chỉ có 3 bệnh viện bổ nhiệm phó phòng điều dưỡng; 1 bệnh viện chưa phân hạng chưa bổ nhiệm TP/ĐDT bệnh viện

Bảng 6. Trình độ chuyên môn của cán bộ ở phòng Điều dưỡng, ĐDT khoa

Trình độ chuyên môn

CB Phòng ĐD

ĐD/HS/KTV trưởng

n

%

n

%

Đại học

12

44.4

28

16

Cao đẳng

8

29.6

50

28.7

Trung học

8

26

96

55.3

Tổng

27

100

174

100

Nh n xét: Trưởng, Phó phòng Điều dưỡng có trình độ Cao đẳng và đại học chiếm 74%; ĐD/HS/KTV trưởng khoa có trình độ trung cấp 55.3%

Bảng 7. Chứng chỉ quản lý của Điều dưỡng/ Hộ sinh/Kỹ thuật viên trưởng

Chức danh

Không

SL

%

SL

%

Trưởng/Phó Phòng ĐD

20

71.4

8

28.6

ĐDT khoa

65

37.3

109

62.7

Trung bình

85

42.1

117

57.9

Nh n xét: Còn 57.9 % ĐD/HS/KTV chưa được đào tạo về quản lý điều dưỡng, trong đó cán bộ phòng Điều dưỡng còn 28.6% và ĐD/HS/KTV còn 62.7%

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

4.1. Nguồn nhân lực ĐD-HS-KTV các cơ sở y tế công lập trong ngành

- Nguồn nhân lực ĐD/HS/KTV tại các cơ sở y tế công lập trong toàn tỉnh là 1996 người, chủ yếu là hệ bệnh viện (65,5%) và trạm y tế (27,5%). Nữ chiếm 83.3% tương đương với nghiên cứu của Lê Hồng Sơn, Sở  Y tế Nghệ An 2012 (84,5%)

- Hộ sinh chiếm tỷ lệ 18.5%, có trình độ cao đẳng và đại học thấp nhất trong các đối tượng (1.87%). Kỹ thuật viên chiếm tỷ lệ 14.27%, có trình độ cao đẳng và đại học cao hơn điều dưỡng (29.9% và 17.24%). Điều dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất (67.1%), chủ yếu là trình độ trung cấp (81,5%).

- Trình độ ĐD/HS/KTV tại các cơ sở y tế có trình độ trung cấp 82,3%  tương đương với trung bình chung toàn quốc 6/2013 (82.25%), Riêng hệ bệnh viện trình độ cao đẳng, đại học chiếm 20,4 % tương đương trung bình chung toàn quốc năm 2013 là 19.2, không có sau đại học (toàn quốc 0.4%), so với chương trình hành động của Bộ Y tế đến năm 2015 phải đạt 30% có trình độ cao đẳng, đại học thì đang còn mức thấp.

4.2. Phân bổ tỷ lệ điều dưỡng-hộ sinh/bác sỹ và 10.000 dân

- Tỷ lệ ĐD-HS-KTV/BS 2,33/1 thấp hơn nhiều so với trung bình chung toàn quốc là 1.97, nếu theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV là 3 - 3.5/1 thì còn thiếu hơn 500 điều dưỡng (do trong 3 năm gần đây tỉnh có chính sách thu hút gần 100 bác sỹ, tại các bệnh viện số y sỹ đi học bác sỹ rất nhiều, trong khi đó điều dưỡng, hộ sinh về hưu chưa có kỳ tuyển dụng). Vấn đề này đòi hỏi phải có giải pháp để đảm bảo chất lượng chăm sóc nhất là thời điểm quá tải, ngày nghỉ, ngày lễ.

- Tỷ lệ ĐD-HS/10.000 dân là 12.7 so với mục tiêu của Bộ Y tế đến năm 2015 tỷ lệ ĐDV, HS/10.000 dân là 18.5 thì còn rất thấp.

4.3. Tổ chức mạng lưới phòng Điều dưỡng

- Có 17 bệnh viện xếp hạng III trở lên thành lập Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Tâm thần chưa chưa có TP/ĐDT bệnh viện

- Có 28.6% cán bộ phòng Điều dưỡng chưa được đào tạo quản lý điều dưỡng theo chương trình của Bộ Y tế thấp hơn nghiên cứu của Lê Hồng Sơn, Sở Y tế Nghệ An năm 2012 (61.5%), có 62.7% Điều dưỡng/Hộ sinh/KTV trưởng khoa chưa được đào tạo về quản lý điều dưỡng thấp hơn nghiên cứu của Lê Hồng Sơn, Sở Y tế Nghệ An năm 2012 (67.3%)

- Trưởng, Phó phòng Điều dưỡng có trình độ Cao đẳng và đại học chiếm 74% cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Lê Hồng Sơn, Sở Y tế Nghệ An 2012 (40,5%.). Đây là sự quan tâm của lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo các bệnh viện và bản thân đội ngũ điều dưỡng trưởng để phù hợp với yêu cầu chuẩn hóa trình độ Trưởng phòng Điều dưỡng theoThông tư 23/2005/TT-BYT.

- Đội ngũ  ĐD/HS/KTV trưởng khoa có trình độ cao đẳng, đại học 44.7% thấp hơn so với trung bình chung các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế trong toàn quốc năm 2013 (49%), không có sau đại học (toàn quốc 0.3%)

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN

- Tỷ lệ ĐD- HS - KTV/BS là 2,33/1 thấp hơn nhiều theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV là 3 - 3.5/1;

- Tỷ lệ ĐD- HS/10.000 dân là 12.7 ;

- Nhân lực ĐD-HS-KTV có trình độ trung cấp 82,25%, trình độ đại học và cao đẳng 15.1%; vẫn còn ĐD-HS-KTVsơ học làm việc tại tâm tâm y tế dự phòng tuyến huyện và Trạm Y tế (2.6 %).

- Có 1 bệnh viện chưa bổ nhiệm TP/ĐDT bệnh viện

- ĐDT có trình độ đại học và cao đẳng mới đạt 48.5%, trình độ trung cấp còn 51.5%.

- Có 57.8 % trưởng phòng/ĐDT chưa qua đào tạo quản lý điều dưỡng.

CHƯƠNG 6. KIẾN NGHỊ

* Đố i v i S Y t ế

- Có kế hoạch tuyển dụng nhân lực ĐD-HS- KTV để bù đắp vào số nhân lực thiếu hụt do nghỉ hưu, số y sỹ đi học bác sỹ; ưu tiên tuyển dụng ĐD-HS- KTV có trình độ đại học, cao đẳng; cân đối tỷ lệ điều dưỡng với tỷ lệ giường bệnh và nhân lực bác sỹ để đảm bảo yêu cầu chăm sóc người bệnh theo Thông tư 07/2011/TT-BYT;

- Khuyến khích ĐD-HS-KTV đào tạo nâng cao trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học; Mở lớp đào tạo nâng cao năng lực Quản lý điều dưỡng theo chương trình của Bộ Y tế ban hành.

- Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các Quy định về công tác điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên tại các bệnh viện.

- Phối hợp với Trường Cao đẳng Y tế đào tạo quản lý điều dưỡng cho Điều dưỡng trưởng khoa trở lên tại các bệnh viện. Mục tiêu đến hết năm 2015 tất cả các cán bộ làm quản lý điều dưỡng được đào tạo về Quản lý điều dưỡng.

- Tăng cường đào tạo, đào tạo liên tục cho đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh và KTV.

* Đố i v i các cơ sở y tế.

- Bố trí ĐD-HS làm việc theo đúng chứng chỉ hành nghề, văn bằng, chức danh nghề nghiệp.

- Thực hiện các biện pháp giảm quá tải bệnh viện để đảm bảo chất lượng chăm sóc, theo dõi người bệnh.

- Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh đội ngũ điều dưỡng tại các khoa, ưu tiên nhân lực cho các khoa Hồi sức cấp cứu, Nhi,...đảm bảo đủ nhân lực chăm sóc – theo dõi người bệnh nhất là các ngày nghỉ, ngày lễ, thời điểm quá tải.

Tạo điều kiện để đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý điều dưỡng.

TÀI LIỆU KHAM KHẢO

1. B Y t ế (2013) , Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác Điều dưỡng-Hộ sinh đến 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1215/QĐ-BYT  ngày 12  tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

2. Bộ Y tế (2011) , Thông tư số 07/2011/TT-BYT Hướng dẫn công tác

điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.

3. Bộ Y tế- Bộ Nội vụ (2008) , Thông tư liên tịch số 08/2008/TT-BYT-BNV Hướng dẫn định mức biên chế trong các cơ sở y tế.

4. Hà Kim Phượng , (2013), Thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013, Hội nghị đánh giá thực hiện Thông tư 07/2011/TT-BYT, Cục Quản lý KCB – Bộ Y tế ngày 28/10/2013

5. Phòng Điều dưỡng tiết chế - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (2010), Thực trạng nhân lực điều dưỡng trưởng toàn quốc 2010, Kỷ yếu NCKH điều dưỡng toàn quốc 2010

6. Lê Hồng Sơn (2012), Điều tra thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng trong các bệnh viện công lập ngành y tế Nghệ An năm 2012, Hội nghị đánh giá thực hiện Thông tư 07/2011/TT-BYT, Cục Quản lý KCB – Bộ Y tế .


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 7.889
Tháng 07 : 24.086
Năm 2024 : 1.163.393
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.961.907