• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật đo áp lực nội sọ qua Catheter não thất ở người bệnh xuất huyết não tiên phát tại BVĐK Hà Tĩnh

- Mã số: 099041 - Tên đề tài: Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật đo áp lực nội sọ qua Catheter não thất ở người bệnh xuất huyết não tiên phát tại BVĐK Hà Tĩnh - Cấp quản lý: Sở Y tế HT - Lĩnh vực: y tế - Đơn vị chủ trì: Bệnh viện Đa khoa tỉnh - Thời gian thực hiện: từ 03/2013-03/2014. - Mục tiêu: 1. Đánh giá mối liên quan của áp lực nội sọ với triệu chứng lâm sàng. 2. Nhận xét các biến chứng của kỹ thuật đo áp lực nội sọ qua Catheter não thất.

Hoàng Quang Trung, Trương Huy Hưng, Mai Văn Lục

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng áp lực nội sọ là một biến chứng nguy hiểm của các tình trạng tổn thương thần kinh trung ương. Ở người lớn, ALNS bình thường < 15 mmHg, và được xem là tăng ALNS bệnh lí khi ALNS ≥ 20 mmHg. Tăng áp lực nội sọ có thể do nhiều nguyên nhân: xuất huyết não, hội chứng não gan, chấn thương sọ não…. Các dấu hiệu phù não trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não như đường giữa bị đè đẩy, chèn ép bể đáy có thể tiên lượng người bệnh tăng ALNS, nhưng không thể xác định chính xác ALNS của người bệnh tăng ở mức nào, đặt catheter theo dõi áp lực nội sọ là bước đầu tiên của việc điều trị sớm các trường hợp gợi ý có tăng ALNS. Tai biến mạch não là một bệnh lí thường gặp, tỉ lệ tử vong cao và di chứng nặng nề. Xuất huyết não tiên phát là vỡ mạch máu do tăng huyết áp hoặc các phình mạch não trực tiếp vào nhu mô, không phải do chấn thương hay sau phẫu thuật.

Cho đến nay, ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về ALNS ở người bệnh CTSN nặng và XHN. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật đo áp lực nội sọ qua Catheter não thất ở người bệnh xuất huyết não tiên phát tại BVĐK Hà Tĩnh với mục tiêu:

1. Đánh giá mối liên quan của áp lực nội sọ với triệu chứng lâm sàng.

2. Nhận xét các biến chứng của kỹ thuật đo áp lực nội sọ qua Catheter não thất.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

Tăng áp lực nội sọ ở người bệnh tai biến mạch não  trong tai biến mạch não

Khi áp lực nội sọ ≥ 20 mmHg được gọi là tăng áp lực nội sọ bệnh lí. ALNS từ 20-30 mmHg được xem là tăng áp lực nội sọ nhẹ. Áp lực nội sọ từ 20-25 mmHg bắt buộc phải được điều trị. ALNS tăng hơn 40 mmHg kéo dài là tình trạng đe dọa tính mạng.

1.2. Các nguyên nhân làm tăng áp lực nội sọ trong tai biến mạch não

- Khối máu tụ trong sọ.

- Rối loạn vận mạch (liệt mạch).

- Phù não.

- Tăng áp lực nội sọ làm giảm hoặc ngừng dòng máu tới não.

- Khi áp lực nội sọ tăng bằng huyết áo động mạch trung bình, tuần hoàn não bị ngừng như trong ngừng tim.

- Chèn ép và thoát vị não

- Chèn ép não sẽ kết thúc bằng thoát vị não tại các lỗ trong sọ như lỗ chẩm.

Các biện pháp điều trị tăng áp lực nội sọ ở người bệnh tai biến mạch não

2.1. Các biện pháp điều trị

Truyền dịch

An thần

Kiểm soát huyết á

Mannitol, Natri ưu trương 3%...

Các biện pháp theo dõi áp lực nội sọ

- Đặt catheter não thất theo dõi áp lực trong não thất bên.

- Đặt catheter vào khoang dưới màng cứng hoặc dưới màng nhện.

- Đặt catheter vào khoang ngoài màng cứng

- Đặt catheter trong nhu mô não.

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là 30 người bệnh xuất huyết não tiên phát có chỉ định dẫn lưu não thất đã được tiến hành đặt dẫn lưu não thất ra ngoài và đo áp lực nội sọ tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh trong thời gian từ 03/2013-03/2014.

1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh

Những người bệnh tuổi ≥ 18, xuất huyết não tiên phát có chỉ định dẫn lưu não thất:

- Xuất huyết não, xuất huyết não thất gây giãn não thất cấp.

- Xuất huyết dưới nhện và/ hoặc xuất huyết não thất gây giãn não thất.

- Đặt catheter não thất bên theo tiêu chuẩn của Bullock và Martin Smith:

+ Điểm Glasgow ≤ 9, lâm sàng nghi ngờ có tăng ALNS.

+ Hình ảnh giãn não thất trên CT sọ não, CT sọ não có hiệu ứng khối.

1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Những người bệnh có rối loạn đông máu, suy thận, suy tim nặng.

- Người đại diện hợp pháp không đồng ý.

2. Xử lý số liệu : phần mềm thống kê SPSS 16.0

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ

1. Đặc điểm chung

Bảng 1: Đặc điểm chung (n=30)

Tuổi

55,4 ± 15,6

Max: 85

Min: 20

Giới tính (Nam/Nữ)

76,2% : 23,8%

Điểm Glasgow lúc vào viện

6,3± 2,5

p > 0,05

Điểm Glasgow lúc can thiệp

6,9 ± 2,0

Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là 55,4 ± 15,6 . Tuổi cao nhất 85 và nhỏ nhất 20. BN xuất huyết não nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn nữ.

2. Kết quả áp lực nội sọ trên những người bệnh xuất huyết não

Bảng 2. Phân bố áp lực nội sọ, áp lực tưới máu não và huyết áp trung bình

Phân bố ALNS, ALTMM, HATB

Phân bố theo thời gian (giờ)( ± SD)

0h

n = 30

12h

n =29

24h

n = 26

36h

n= 22

48h

n = 17

72h

n= 17

22,9±9,0

22,9±21,9

20,5±12,4

17,6±9,1

23,8±16,2

24,5±21,2

HATB

97,2±14,0

92,6±22,6

100,5±15,3

104,3±20,2

105,6±15,4

103,1±13,9

ALTMN

71,5±20,2

73.2±26,5

82,0±18,5

87,1±19,4

81,5±11,8

80,2±20,7

Nhận xét: Áp lực nội sọ trung bình tại thời điểm giờ thứ 36 sau dẫn lưu thấp nhất, sự khác biết có ý nghĩa thống kê (p = 0, 12 < 0, 05).

3. Tỷ lệ tử vong

Biểu đồ 1. Tỷ lệ tử vong

Nhận xét: Trong 30 BN được DLNT chúng tôi thấy tỷ lệ tử vong còn cao chiếm 60%

3. Diễn biến áp lực sọ não và áp lực tĩnh mạch não

Bảng 3. Diễn biến ALNS và ALTMN của 2 nhóm người bệnh

Các chỉ số

Nhóm sống (n = 12)

Nhóm tử vong (n = 18)

p

T.bình

Nhỏ nhất

Lớn nhất

T.bình

Nhỏ nhất

Lớn nhất

ALNS

19,2 ± 5,3

12

25

26,9 ± 10,7

25

40

< 0,05

ALTMN

82,0±12,7

60

94

67±18,8

47

88

Trung bình

23,7± 8,7 mmHg, nhỏ nhất 12 và cao nhất 40mmHg

Nhận xét: Các người bệnh tử vong có ALNS đo ngay sau khi đặt dẫn lưu não thất cao hơn và ALTMN thấp hơn so với nhóm người bệnh sống. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05). ALNS trung bình của các người bệnh tử vong tăng cao trên > 25 mmHg, trong khi các người bệnh sống có ALNS giảm dần dưới 20 mmHg. (p < 0,05).

4. Biến chứng của đặt catheter não thất theo dõi áp lực nội sọ

Biểu đồ 2: Biến chứng của kỹ thuật đặt catheter não thất

Nhận xét: Biến chứng hay gặp nhất là tắc dẫn lưu não thất do máu cục, 4/30 (17,4%)

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN

1. Đặc điểm chung

Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là 55,4 ± 15,6. Tuổi cao nhất 85 và nhỏ nhất 20, tương tự như kết kết quả nghiên cứu của các tác giả và tỷ lệ nam bị bệnh nhiều hơn nữ, nam chiếm 76,2%; không khác biệt với nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Huyền (2004). Điểm Glasgow lúc can thiệp là 6,9 ± 2,0.

2. Nhận xét mối liên quan của ALNS với lâm sàng

Trong khi các người bệnh sống sót, ALNS ngay từ đầu là 19,2 ± 5, 3mmHg , thấp hơn so với ngưỡng cần phải điều trị, và giảm dần sau 12-48 giờ điều trị. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả P. Janny khi nghiên cứu trên 60 người bệnh xuất huyết não. ALNS trung bình của nhóm tử vong và nhóm sống ngay từ khi bắt đầu đo là 32,7±3,3 và 24,3±1,9 mmHg và trước khi tử vong là 23,2±3,8 và 13,7±1,1 mmHg.

3. Biến chứng kỹ thuật

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tắc dẫn lưu do máu cục là nguyên nhân hay gặp nhất , trong đó có 3 người bệnh tắc dẫn lưu sớm không khắc phục được đã tử vong. Kết quả của chúng tôi thấp hơn có thể do các trường hợp giãn não thất, hoặc không có các tổ chức não vụn như trong chấn thương sọ não. Chúng tôi không áp dụng biện pháp đặt catheter dưới màng cứng, nguyên nhân góp phần gây tắc catheter.

KẾT LUẬN

1. Mối liên quan của áp lực nội sọ với triệu chứng lâm sàng

- 56,5% tăng áp lực nội sọ ngay từ đầu.

- Nhóm tử vong:  ALNS trung bình 26,9±10,7 mmHg, tăng dần sau khi dẫn lưu  24-48 giờ ( p <0,05).

- Không có mối liên quan giữa tăng ALNS với các triệu chứng lâm sàng mạch, huyết áp và điểm Glasgow.

2. Các biến chứng của kỹ thuật đo áp lực nội sọ qua Catheter não thất

- 4/30 bệnh nhân có biến chứng tắc dẫn lưu não thất do máu cục.

- 100% người bệnh được đặt catheter thành công với 1 lần chọc thăm dò.

- Thời gian lưu catheter theo dõi ALNS: 4,3 ± 3,0 ngày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

  1. Góp phần tìm hiểu vai trò của theo dõi áp lực trong sọ đối với hồi sức chấn thương sọ não nặng ”. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Gây mê Hồi sức.
  2. Lê Đức Hinh, Lê Văn Thính ( 2002) : “ Một số nhận xét về chảy máu não do tăng huyết áp ”, Hội thảo quốc tế lần thứ nhất Chuyên đề Tai biến mạch não, Hà Nội, trang 61 – 65.

TIẾNG ANH

  1. Bradley MD. Globan brain monitoring techniques . Neurology in clinical practice. 5th ed.
  2. Brain Trauma Foundation(2007). Indications for Intracranial Pressure Monitoring. JOURNAL OF NEUROTRAUMA Volume 24, Supplement 1.
  3. Laurence T Dunn(2002). Raised intracranial pressure . J Neurol Neurosurg Psychiatry 73(Suppl I): 23–27.
  4. Latronico, N, R. Marino . Bedside burr hole for intracranial pressure monitoring performed by anaesthetist-intensive care physicians. Extending the practice to the entire ICU team .  Minerva Anestesiol (2003). 69 (3): 159-164, 165-158.
  5. Martin Smith MBBS. Monitoring intracranial pressure intraumatic brain injury. International Anesthesia Research Society. 2008. Vol 106. No 1; 240 – 248.
  6. M Czosnyka, J D Pickard (2004). Monitoring and interpretation of intracranial pressure . J Neurol Neurosurg Psychiatry;75: 813–821.
  7. N. Ross, MD, C.A. Eynon (2005) . Intracranial pressure monitoring . Current Anaesthesia & Critical Care 16, 255–261.

Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.165
Tháng 07 : 28.737
Năm 2024 : 1.168.044
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.966.558