• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Bước tiến đáng khích lệ trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất vắc xin

Với những cố gắng vượt bậc, ngành vắc xin đang từng bước khẳng định được vị thế của mình ở lĩnh vực dược trong nước và hướng tầm ra quốc tế. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, trước mắt, 4 loại vắc xin của Việt Nam là vắc xin viêm não Nhật Bản B, sởi, viêm gan A, viêm gan B có thể tham gia tiền thẩm định của WHO để các tổ chức quốc tế mua số lượng lớn cung cấp cho toàn cầu. Việc WHO công nhận vắc xin của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể giúp hướng tới xuất khẩu và mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành Y tế.

Bước tiến đáng khích lệ trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất vắc xin

Với những cố gắng vượt bậc, ngành vắc xin đang từng bước khẳng định được vị thế của mình ở lĩnh vực dược trong nước và hướng tầm ra quốc tế. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, trước mắt, 4 loại vắc xin của Việt Nam là vắc xin viêm não Nhật Bản B, sởi, viêm gan A, viêm gan B có thể tham gia tiền thẩm định của WHO để các tổ chức quốc tế mua số lượng lớn cung cấp cho toàn cầu. Việc WHO công nhận vắc xin của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể giúp hướng tới xuất khẩu và mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành Y tế.

Nghiên cứu, sản xuất vắc xin tại Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và Sinh phẩm y tế

Những dấu ấn phát triển của vắc xin nội

Từ một nước phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vắc xin nhập ngoại, hiện nay, nước ta đã có 4 nhà máy sản xuất vắc xin và sản xuất được 12 loại vắc xin gồm: Vắc xin lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, viêm gan B, viêm gan A, viêm não Nhật Bản B, tả, thương hàn, tiêu chảy do Rota virus. Chương trình tiêm chủng mở rộng có 12 loại vắc-xin thì Việt Nam có thể tự cung cấp được 11 loại vắc xin. Với dịch bệnh trong nước, vắc xin nội đã từng bước thực hiện sứ mệnh to lớn của mình là: thanh toán được bệnh bại liệt, bệnh dịch từng là nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ người Việt vào năm 2000; loại trừ uốn ván sơ sinh; khống chế được bệnh tả, bệnh viêm não Nhật Bản... Gần đây nhất, khi dịch sởi bùng phát vào đầu năm 2014 cướp đi tính mạng của nhiều trẻ và nguồn vắc xin dập dịch hoàn toàn là nguồn sản xuất trong nước. GS.TS. Lê Thị Luân, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và Sinh phẩm y tế - người đoạt giải thưởng Kovalevskaia năm 2013 cho công trình nghiên cứu, chế tạo vắc xin Rotavin-M1 phòng chống Rota virus cho biết, nước ta là một trong số ít 4 nước trên thế giới nghiên cứu, sản xuất thành công vắc xin phòng chống Rota virus. Hiện tại, Trung tâm hoàn toàn chủ động được toàn bộ quá trình sản xuất vắc xin Rotavin - M1 ở mức độ sản xuất công nghiệp với giá thành sản xuất sẽ thấp hơn nhiều so với quốc tế (thấp hơn khoảng 1/3), có đủ khả năng để có thể cạnh tranh về thị trường tiêu thụ. Nếu vắc xin Rotavin - M1 được đưa vào Chương trình Tiêm chủng Mở rộng, Việt Nam sẽ cần đến từ 3 đến 4 triệu liều/ năm để bao phủ toàn bộ trẻ được sinh ra. Vì vậy, sử dụng vắc xin nội sẽ giảm đáng kể nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước. Hiện nay, để phòng chống Rota virus mỗi gia đình Việt phải chi trả từ 1.500.000 đến 1.600.000 trên 1 trẻ. Ngày 22/4/2015, ngành vắc xin nội lại tiếp tục ghi dấu ấn của mình khi Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) đã công bố kết quả thực nghiệm lâm sàng pha 1 vắc xin cúm A/H5N1 (IVACFLU - A/H5N1). Như vậy, Chúng ta đã thành công trong nghiên cứu, sản xuất vắc xin cúm A/H5N1.

Bên cạnh đạt được những bước tiến vượt bậc trong sản xuất vắc xin, Việt Nam còn được WHO về NRA (hệ thống quản lý quốc gia về vắc-xin) nhận định, Việt Nam đạt tiêu chuẩn về hệ thống quản lý quốc gia về vắc-xin theo tiêu chuẩn của WHO với kết quả rất xuất sắc, tất cả các chức năng đều đạt trên 90%, trong đó có 3 chức năng đạt 100%, bình quân cả 6 chức năng NRA đạt 95%.. Với việc đạt được NRA sẽ mở ra cánh cửa xuất khẩu vắc-xin của Việt Nam ra thế giới, Việt Nam sẽ góp phần cung cấp vắc-xin phòng, chống dịch bệnh cho khu vực và toàn cầu. Bộ tiêu chuẩn để đánh giá NRA tại Việt Nam được áp dụng cho tất cả các nước trên thế giới bao gồm cả những quốc gia có nền công nghiệp sản xuất vắc-xin phát triển nhất như: Canada, Mỹ, Pháp, Bỉ... có những chức năng rất khó như chức năng theo dõi phản ứng sau tiêm chủng...

Chính sách phát triển vắc xin nội đã đi đúng hướng

Bên cạnh những nỗ lực không mệt mỏi của ngành Y tế, thì không thể không kể đến những chính sách khuyến khích kịp thời của Chính phủ đã mang lại thành công cho lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Nhằm duy trì và phát triển sản xuất vắc xin trong nước để chủ động đáp ứng nhu cầu sử dụng vắc xin phòng bệnh cho nhân dân và hướng tới xuất khẩu, Thủ tướng Chính phủ cho phép các dự án đầu tư sản xuất vắc xin trong nước được áp dụng một số cơ chế, chính sách ưu đãi. Các dự án đầu tư sản xuất vắc xin trong nước được vay vốn tín dụng đầu tư từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam để đầu tư nâng cấp và đầu tư mới một số dây chuyền sản xuất vắc xin với mục tiêu sản xuất vắc xin đa giá thay thế một phần vắc xin đa giá phải nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Nhà nước hỗ trợ lãi suất vay, đồng thời, được áp dụng cơ chế chính sách quy định tại công văn số 918/TTg-KGVX ngày 8/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế chính sách hỗ trợ dự án đầu tư sản xuất nguyên liệu kháng sinh. Các dự án này cũng được giao, thuê 10 đến 15ha đất trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc để xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin, trước mắt ưu tiên cho đơn vị sản xuất vắc xin hiện đang có khó khăn về mặt bằng.

Định hướng công tác nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước, GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định: thị trường vắc xin toàn cầu có giá trị rất lớn, vì vậy, cần phải chuyển các giá trị khoa học trong lĩnh vực vắc xin thành hàng hóa có giá trị thương mại cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Bộ Y tế đặt định hướng từ nay đến năm 2020, Việt Nam có ít nhất 7 loại vắc xin đáp ứng yêu cầu của chương trình tiêm chủng quốc gia, thay thế vắc xin nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu. Trong đó,  dạng vắc xin đa giá (5 trong 1 và 6 trong 1) phối hợp nhiều loại kháng nguyên là một trong những ưu tiên hàng đầu trong nghiên cứu và phát triển vắc xin mới tại Việt Nam hiện nay.
Theo: T5g.org.vn

Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.239
Tháng 07 : 28.811
Năm 2024 : 1.168.118
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.966.632