• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Kết quả sớm điều trị thoát vị bẹn phương pháp LICHTENSTEIN tại BVĐK tỉnh

- Mã số: 099031 - Tên đề tài: Kết quả sớm điều trị thoát vị bẹn phương pháp LICHTENSTEIN tại BVĐK tỉnh - Cấp quản lý: Sở Y tế HT - Lĩnh vực: y tế - Đơn vị chủ trì: Bệnh viện Đa khoa tỉnh - Thời gian thực hiện: từ tháng 08/2013- 09/2014 - Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thoát vị bẹn. 2. Đánh giá kết quả sớm điều trị thoát vị bẹn phương pháp Lichtenstein tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh từ 08/2013 đến 09/2014.

Bạch Tuấn Anh, Nguyễn Huy Tuấn

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thoát vị bẹn là bệnh lý ngoại khoa, gặp ở mọi lứa tuổi và cả hai giới, tỉ lệ giữa nam và nữ là 12/1. Theo Abrahamson tần suất thoát vị bẹn tăng dần theo tuổi, đến lứa tuổi trên 75 tần suất  là 45 % Tần suất  người lớn  10-15%.

Tại Mỹ, mỗi năm có 700.000 bệnh nhân. Các kỹ thuật mổ dùng mô tự thân như Bassini, McVay, Shouldice đều có nhược điểm chung là đường khâu căng, do phải kéo 2 mép cân cơ vốn khá xa nhau khâu lại với nhau, làm cho bệnh nhân đau nhiều sau mổ, sự phục hồi sinh hoạt cá nhân và lao động sau mổ bị chậm trễ. Tỉ lệ tái phát sau mổ dùng mô tự thân tại Châu Âu từ 5-15%. Việt Nam tỉ lệ tái phát sau mổ thoát vị bẹn bằng kỹ thuật dùng mô tự thân khá cao. Theo Nguyễn Văn Liễu ứng dụng phẫu thuật Shouldice  có tỉ lệ tái phát là 3,8%.  Theo Ngô Viết Tuấn ứng dụng phẫu thuật Shouldice cải biên hai lóp để điều trị có tỉ lệ tái phát là 3,7%. Để loại bỏ triệt để sự căng ở đường khâu thoát vị một cách có hiệu quả mà không làm thay đổi cấu trúc giải phẫu, người ta dùng mảnh ghép vá vào chỗ yếu thành bẹn. Hiện nay trên thế giới có nhiều kỹ thuật mổ dùng mảnh ghép nhân tạo như mổ mở Lichtenstein, Rutkow, Gilbert, Stoppa... Trong các kỹ thuật đó, kỹ thuật Lichtenstein nổi bật lên nhờ tính đơn giản, ít đau, thời gian mổ và nằm viện ngắn, cho phép bệnh nhân sớm phục hồi sinh hoạt cá nhân và lao động sau mổ, tỉ lệ tái phát thấp. Năm 1989, Lichtenstein và cộng sự đã báo cáo 1000 trường hợp thoát vị bẹn được mổ mở đặt mảnh ghép có tỉ lệ tái phát là 0,5%  theo dõi 5 năm. Việc điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp Lichtenstein đã được các tác giả nước ngoài đề cập và ứng dụng từ lâu. Tại Bênh viện Đa khoa Hà Tĩnh kỹ thuật này đã được ứng dụng.  Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Kết quả sớm điều trị thoát vị bẹn  phương pháp Lichtenstein  tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh” với hai mục tiêu :

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng  thoát vị bẹn.

2. Đánh giá kết quả sớm điều trị thoát vị bẹn phương pháp Lichtenstein tại  Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh từ 08/2013 đến 09/2014.

CHƯƠNG I

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh

Tất cả bệnh nhân từ 20 tuổi trở lên được chẩn đoán xác định thoát vị bẹn (trực tiếp, gián tiếp, hỗn hợp, thoát vị nghẹt, thoát vị  tái phát, thoát vị 1 hoặc 2 bên) được mổ tại Bệnh Viện Đa khoa Hà Tĩnh từ tháng 08/2013- 09/2014

1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Nhỏ hơn 20 tuổi (với tuổi nhỏ hơn có lớp mạc ngang-cân cơ ngang ở sàn bẹn còn tương đối chắc, chúng tôi áp dụng phương pháp Bassini).

- Thoát vị bẹn-đùi phối hợp.

- Bệnh nhần bị tăng áp lực ổ bụng do xơ gan cổ chướng,  bán tắc ruột.

- Bệnh nhân có bệnh nội khoa nặng kèm theo như tiểu đường nặng có biến chứng, đau thắt ngực không ổn định, suy thận, lao phổi tiến triển…

1.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp tiến cứu, mô tả, can thiệp không đối chứng.

1.2.2. Kỹ thuật mổ

- Rạch da song song và trên dây chằng bẹn 2-3cm hoặc theo đường phân giác của góc tạo bởi bờ ngoài cơ thẳng bụng và nếp bẹn.

- Mở cân cơ chéo bụng ngoài, cố gắng bảo tồn thần kinh chậu-hạ vị và thần kinh chậu-bẹn.

- Bóc tách thừng tinh ra khỏi sàn bẹn sau.

- Xử lý túi thoát vị.

(Túi thoát vị gián tiếp, túi thoát vị trực tiếp: đặt mảnh ghép)

1.2.3. Bảng đánh giá mức độ đau

Mô tả bằng lời nói

Mức độ đau

Không đau

Không đau

Đau nhẹ

Chịu được, chỉ cần dùng thuốc giảm đau dạng uống

Đau vừa

Khó chịu, cần tiêm thuốc giảm đau loại không gây nghiện

Đau nhìu

Khó chịu, cần tiêm thuốc giảm đau loại gây nghiện

Đau rất nhiều

Không chịu được, mặc dù đã tiêm thuốc giảm đau loại gây nghiện

- Đánh giá thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sớm sau mổ.

1.2.4. Đánh giá kết quả sớm

Đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá của Nguyễn Văn Liễu và có bổ sung:

+ Tốt: Không có tai biến và biến chứng trong phẫu thuật. Trong thời gian hậu phẫu sưng bìu nhẹ không cần điều trị kháng viêm, đau vết mổ nhẹ không cần dùng thuốc giảm đau dạng tiêm sau 24 giờ.

+ Khá: Sưng bìu và tinh hoàn đòi hỏi phải điều trị kháng viêm, đau vết mổ phải dùng thuốc giảm đau dạng tiêm 2-3 ngày.

+ Trung bình: Tụ máu  bẹn-bìu, nhiễm trùng vết mổ.

+ Kém: Nhiễm trùng mảnh ghép.

1.2.4. Xử lý số liệu

Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê y học Epidata 21.0

CHƯƠNG II

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

2.1. Đặc điểm chung

2.1.1. Phân bố theo giới

Biểu đồ 2.1. Phân bố theo giới

Nhận xét: Nam giới chiếm chủ yếu (97,9%). Kết quả này tương đồng với sự ghi nhận của các tác giả khác như Vương Thừa Đức: nam 97,3%, nữ  2,7%, tác giả Davies: nam 94,79%, nữ 5,21% và tác giả Cao Thi Thu Hằng: nam 100%.

2.1.2. Phân bố theo độ tuổi

Bảng 2.1. Phân bố theo độ tuổi

Tuổi

n

%

≤ 20

1

2,1

21 -   40

9

19,3

41-  60

8

17,0

61 - 80

19

40,4

> 80

10

21,3

Tổng

47

100

Nhận xét :

- Tuổi trung bình là 63,20±18,7, tuổi nhỏ nhất là 20 tuổi và tuổi lớn nhất là 98 tuổi. Kết quả này tương đồng với kết quả của một số tác giả khác như tác giả Bùi Văn Tèo ghi nhận tuổi trung bình là 63,9±11,8, tác giả Cao Thị Thu Hằng  ghi nhận tuổi trung bình là 63,08±11,72

2.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

2.2.1.  Đặc điểm lâm sàng

Bảng 2.2. Đặc điểm lâm sàng (n=47)

Đặc điểm lâm sàng

n

%

Thoát vị bẹn

Nguyên phát

39

82,9

Tái phát

8

23,1

Kiểu thoát vị

Trực tiêp

19

40,4

Gián tiếp

17

36,2

Hỗn hợp

11

23,4

Vị trí thoát vị

Bên phải

26

55,3

Bên trái

21

44,7

Nhận xét:

- Trong 47 bệnh nhân nghiên cứu, có 82,9% trường hợp là nguyên phát; kiểu thoát vị trực tiếp (40,4%) cao hơn so với kiểu gián tiếp (36,2%) và kiểu hỗn hợp (23,4%); thoát vi bên phải (55,3%) cao hơn so với bên trái (44,7%).

2.2.2.  Hoàn cảnh xuất hiện

Bảng 2.3. Hoàn cảnh xuất hiện khối thoát vị (n=47)

Hoàn cảnh

n

%

Khi đi, đứng

15

31,9

Khi tăng áp lực ổ bụng

23

48,9

Thường xuyên

9

19,2

Tổng

47

100

Nhận xét :

Khối thoát vị xuất hiện khi tăng áp lực ổ bụng chiếm 48,9%, cao hơn so với khi đi, đứng (31,9%) hay xuất hiện thường xuyên (19,2%).

2.2.3. Kết quả siêu âm

Bảng 2.3. Kết quả siêu âm

Kết quả siêu âm

n

%

Phát hiện qua siêu âm

42

89,4

Không thấy khối thoát vị

5

10,6

Tổng

47

100

Nhận xét:

Siêu âm phát hiện được khối thoát vị 89,4%.

2.3. Đánh giá sau phẫu thuật

2.3.1. Mức độ đau sau phẫu thuật

Bảng 2.4. Mức độ đau sau phẫu thuật

Mức độ đau

n

%

Đau nhẹ

26

55,3

Đau vừa

17

36,2

Đau nhiều

4

8,5

Tổng

47

100

2.3.2. T hời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sau phẫu thuật

Bảng 2.5. Thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sau phẫu thuật

Thời gian( giờ)

n

%

< 24 giờ

9

19,1

24 -48 giờ

21

44,7

49 -72 giờ

15

31,9

> 72 giờ

2

4,3

Tổng

47

100

Nhận xét: Thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sau phẫu thuật chủ yếu là từ 2-3 ngày (76,6%). Chỉ có 4,3% trường hợp có thời gian hồi phục sinh hoạt cá nhân sau hơn 3 ngày và có 19,1% trường hợp bệnh nhân hồi phục sinh hoạt cá nhân sớm trong 1 ngày sau phẫu thuật.

2.3.3. Biến chứng sớm sau phẫu thuật

Bảng 2.6. Biến chứng sớm sau phẫu thuật

Biến chứng

n

%

Tụ dịch

1

2,1

Tụ máu

0

0,0

Sưng nề vùng bẹn

3

6,3

Tổng

4

8,4

Nhận xét: Sau phẫu thuật, chỉ có 4 bệnh nhân có biến chứng nhẹ như tụ dịch, sưng nề vùng bẹn chiếm 8,4%.

2.3.4. Kết quả điều trị

Nhận xét: Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận có 91,5% trường hợp bệnh nhân có kết quả điều trị tốt và 8,5% trường hợp bệnh nhân có kết quả điều trị khá, không có trường hợp nào có kết quả điều trị kém. Kết quả này cũng tương đồng với một số tác giả khác. Theo tác giả Bùi Tương Tèo ghi nhận kết quả tốt 93,0%, tác giả Vương Thừa Đức ghi nhận tốt 89,6 % và tác giả Cao Thu Hằng ghi nhận kết quả tốt là 90,6%.

2.3.4. Thời gian điều trị

Bảng 2.7. Thời gian điều trị

Thời gian điều trị

n

%

3 ngày

6

12,8

4 ngày

16

34

5 ngày

18

38,3

6 ngày

2

4,3

> 6 ngày

5

10,6

Tổng

47

100

Nhận xét: Có 34 bệnh nhân điều trị 4-5 ngày chiếm 72,3%, có 6 bệnh nhân xuất viện chỉ sau 3 ngày điều trị và có 5 bệnh nhân cần điều trị hơn 6 ngày.

2.3.5. Kết quả sau phẫu thuật 1 tháng

Nhận xét: Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận có 95% trường hợp có kết quả tốt và 5% trường hợp có kết quả khá. Chỉ có 01 bệnh nhân có biến chứng tụ dịch sau một tháng, không có trường hợp nào bị đau vùng bẹn kéo dài, rối loạn cảm giác, bị nhiễm trùng hay bị tái phát.

Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của một số tác giả khác như tác giả Bùi Thanh Tèo ghi nhận kết quả tốt Tốt 93,0%, tác giả Thừa Đức ghi nhận kết quả tốt 92,7% và tác giả Cao Thu Hằng ghi nhận tốt là 93, 02%.

KẾT LUẬN

1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

- Nguyên phát: 82,9%, Tái phát: 23,1%

- Bên phải: 55, 3%, Bên trái: 47,7%

- Siêu âm: Phát hiện khối thoát vị: 89,4%, không phát hiện khối thoát vị: 10,4%

2. Kết quả điều trị

- Kết quả sau phẫu thuật: Tốt: 91,5%, khá: 8,5%

- Biến chứng: Tụ dịch: 2,5%, không biến chứng: 97,5%

- Kết quả sau 1 tháng điều trị: Tốt: 95%, khá: 5%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Lê Quang Quốc Ánh (2004), "Bệnh lý ngoại khoa về thoát vị vùng bụng", Bài giảng bệnh học ngoại khoa, NXB Y Học.

2. Trần Thụy Anh (2007), “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Bassini trong điều trị thoát vị bẹn ở người cao tuổi tại Bệnh Viện Saint Paul”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Học Viện Quân y.

3. Đỗ Đình Công (2010), "Chứng cứ trong điều trị thoát vị bẹn", Hội thảo về điều trị thoát vị thành bụng, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.

4. Dương Văn Hải (1997), Giải phẫu học vùng bẹn ở người Việt Nam, Luận án phó Tiến sĩ Y học, Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

5. Lương Minh Hải (2007), “Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi đặt lưới ngoài phúc mạc trong điều trị thoát vị bẹn”, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh

Tiếng Anh

6. Amid P.K, Shulman A.g, Lichtenstein I. L (1996), "SimuItaneous repair of bilateral inguinal hernias under local anesthesia, Annals of sergery, Lippincoot - Raven,Vol.223, No. 3, pp.249-252.

7. Amid P.K (2003), "Surgical treatment for postherniorrhophy neuropathic inguinodynia: Triple neurectomy with proximal end implanation", Con31. Amirlak B, Mittal S.K Fitzgibbons R.J (2002), "Hernia repair", Maingot's Abdominal operation, pp.1125-1150.

8. Annibali R, Camps J, Nguyen N, Fitzgibbons R.J (1995), "Prosthetic menterials and adhesion formation", Principles of Laparoscopic Surgery, Springer-Verlag, pp.42434.


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.108
Tháng 07 : 25.680
Năm 2024 : 1.164.987
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.963.501