• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Khảo sát mức độ kiểm soát đường huyết, huyết áp, Bilan Lipid ở nhóm bệnh nhân Đái tháo đường Typ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh.

- Mã số: 099033 - Tên đề tài: Khảo sát mức độ kiểm soát đường huyết, huyết áp, Bilan Lipid ở nhóm bệnh nhân Đái tháo đường Typ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh. - Cấp quản lý: Sở Y tế HT - Lĩnh vực: y tế - Đơn vị chủ trì: Bệnh viện Đa khoa tỉnh - Thời gian thực hiện: từ 25/8/2014 - 25/9/2014 - Mục tiêu: 1. Khảo sát mức độ kiểm soát ĐH, HA, bilan Lipid máu ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ typ2 điều trị ngoại trú tại Bv Đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh theo ADA. 2. Khảo sát mối liên quan giữa HbA1c và H độ LDL-chol máu.

Nguyễn Thanh Sơn, Thái Thọ, Nguyễn Công Quyền

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một nhóm các bệnh chuyển hóa được đặc trưng bởi tăng glucose huyết tương mạn tính, do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai.

Tăng glucose huyết tương mạn tính làm tổn thương, rối loạn và suy giảm chức  năng nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt tổn thương ở mắt, thận, thần kinh và tim mạch.

HbA1c là một dạng Hemoglobin đường hóa, được dùng để đánh giá nồng độ glucose máu trung bình trong 2 đến 3 tháng trước đó, được sử dụng; để theo dõi quá trình quản lý bệnh nhân ĐTĐ. Hiện nay ADA đã công nhận giá trị của HbA1c trong việc chẩn đoán bệnh ĐTĐ với ngưỡng là 6,5%.

Trước khi Bệnh viện Tỉnh Hà Tĩnh có phòng khám Nội tiết-Đái tháo đường, bệnh nhân ĐTĐ trong tỉnh được khám và điều trị rải rác ở các phòng khám nội chung và được các bác sỹ nội khoa theo dõi. Từ ngày có Phòng khám Nội tiết-Đái tháo đường đến nay, bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ trên toàn tỉnh đã được các bác sỹ chuyên khoa Nội tiết quản lý, cơ số thuốc điều trị được cung cấp đầy đủ hơn, tỷ lệ bệnh nhân xin chuyển tuyến trên điều trị ngày càng giảm dần. Hàng tháng, có khoảng 1000 bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại Phòng khám Nội tiết.

ADA đã đưa ra các khuyến cáo điều trị bệnh nhân ĐTĐ typ2 rất rõ ràng và cụ thể, không chỉ kiểm soát tốt đường huyết mà còn phải kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid mà mục tiêu hàng đầu là chỉ số LDL-chol. Chúng tôi quản lý bệnh nhân ĐTĐ mấy năm nay nhưng chưa lần nào tổng kết xem liệu quá trình điều trị như vậy đã tốt chưa. Vì vậy,  chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát mức độ kiểm soát đường huyết, huyết áp, bilan lipid máu ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ typ2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh”  nhằm 2 mục tiêu như sau:

1. Khảo sát mức độ kiểm soát ĐH, HA, bilan Lipid máu ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ typ2 điều trị ngoại trú tại Bv Đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh theo ADA.

2. Khảo sát mối liên quan giữa HbA1c và H độ LDL-chol máu.

CHƯƠNG I

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Đối tượng nghiên cứu

1.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

- Bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đến khám và điều trị ngoại trú tại phòng khám nội tiết BVĐK tỉnh Hà Tĩnh.

- Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường theo ADA -2003 cập nhật 2014:

+ Glucose máu lúc đói 2 lần ≥126 mg% (7mmol/l) (sau ít nhất 8 giờ không ăn).

+ Glucose máu 2 giờ 2 lần sau khi uống 75g glucose ≥200 mg% (11.1mmol/l).

+ Bệnh nhân có các triệu chứng cổ điển của tăng glucose máu và một mẫu thử ngẫu nhiên glucose máu ≥200 mg% (11,1mmol/l).

- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Nơi nghiên cứu: Phòng khám Nội tiết BVĐK tỉnh Hà Tĩnh.

1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân bị bệnh nặng như nhiễm trùng, loét bàn chân, viêm phổi, suy tim, tai biến mạch não,… cần nhập viện điều trị.

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

1.2. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tiến cứu.

- Các đối tượng tham gia nghiên cứu được khảo sát theo protocol ghi sẵn, trong đó bao gồm các thông số cần khảo sát.

- Các chỉ số sinh hóa được thực hiện vào buổi sáng sau khi bệnh nhân nhịn đói ít nhất 8 giờ. Mẫu máu sau khi lấy sẽ được gửi xét nghiệm ngay tại khoa xét nghiệm của bệnh viện.

* HbA1c:

- Khi nồng độ glucose máu tăng cao, các phân tử glucose kết hợp vào hemoglobin (Hb) tạo nên hemoglobin đường hóa (Glycated Hb) trong khoảng 3 tháng của đời sống hồng cầu. Sự tích lũy dần dần của Hb đường hóa trong hồng cầu phản ánh nồng độ glucose trung bình mà hồng cầu đã tiếp xúc trong suốt chu kỳ sống.

- Nồng độ HbA1c tương ứng với nồng độ glucose máu trung bình trong 2 đến 3 tháng trước đó. Vì vậy, đo HbA1c đánh giá hiệu quả điều trị thông qua việc theo dõi điều chỉnh glucose máu lâu dài.

- Để ngăn ngừa biến chứng vi mạch và biến chứng thần kinh, cũng như làm giảm nguy cơ bệnh mạch máu lớn, theo ADA mục tiêu kiểm soát HbA1c <7%.

* Bilan lipid

- Khảo sát Cholesterol toàn phần (CT), Triglycerid (TG), HDL, LDL. Phân loại mức độ nguy cơ theo ADA.

+ Ở bệnh nhân không có bệnh tim mạch rõ, mục tiêu kiểm soát LDL là <2.6 mmol/l. Nếu bệnh nhân có bệnh tim mạch rõ, mục tiêu  LDL là < 1.8 mmol/l. Trong nghiên cứu của chúng tôi, mục tiêu kiểm soát LDL-chol là <2.6 mmol/l.

+ Ở nồng độ mong muốn, mức TG là <1,7 mmol/l và mức HDL là >1 mmol/l ở nam và >1,3 mmol/l ở nữ.

Cũng theo ADA, mục tiêu kiểm soát HA ở bệnh nhân ĐTĐ typ2 là 140/80 mmHg, với bệnh nhân trẻ tuổi, nếu dung nạp tốt, có thể duy trì HA tâm thu mức < 130/80 mmHA. Trong nghiên cứu của chúng tôi, mục tiêu kiểm soát HA là < 140/80 mmHg.

1.3. Phương pháp xử lý số liệu

Chúng tôi dùng phương pháp thống kê y học thông thường, xử lý bằng chương trình SPSS 16.0.

CHƯƠNG II

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Trong thời gian từ ngày 25/8/2014 đến ngày 25/9/2014, chúng tôi đã khảo sát 80 bệnh nhân đái tháo đường typ2, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, với những kết quả được ghi nhận như sau:

2.1. Đặc điểm chung

2.1.1. Đặc điểm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) theo nhóm tuổi và giới

Nam

Nữ

Tổng số

Tuổi

n

%

n

%

n

%

<60

16

20

5

6.2

21

26.2

≥60

32

40

27

33.8

59

73.8

Tổng

48

60

32

40

80

100

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi (73,8%) chiếm cao hơn nhóm bệnh nhân < 60 tuổi (2,2%) và số bệnh nhân nam giới (60%) cao hơn số bệnh nhân nữ giới (40%). Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất 30 tuổi, tuối lớn nhất là 80 tuổi.

2.2. Lâm sàng và cận lâm sàng

2.2.1. Thời gian phát hiện bệnh của đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.2. Thời gian phát hiện bệnh của đối tượng nghiên cứu

Thời gian

n

%

p

1-5 năm

38

47.5

< 0.001

>5 năm

42

52.5

Tổng

80

100

Nhận xét:

- Phần lớn bệnh nhân được phát hiện ĐTĐ trên 5 năm (52.5%). Trong nghiên cứu chúng tôi có khảo sát đối tượng mới được chẩn đoán ĐTĐ nhưng trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi không gặp đối tượng nào, lý giải về điều này chúng tôi cho rằng, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi được thu thập vào các ngày thứ 3, thứ 5 hàng tuần để có chỉ số HbA1c nghiên cứu và có thể các bệnh nhân mới được chẩn đoán ĐTĐ gặp vào các ngày khác.

2.2.2. Một số đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.3: Một số đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm

n

%

Huyết áp

Có THA

52

65

Tâm thu

135.94±19.52

Tâm trương

80.5±11.82

BMI

< 23

63.8

≥ 23

36.2

Nhận xét:

- Có 63.8% bệnh nhân ĐTĐ typ2 có BMI <23; tương tự như nghiên cứu của Hồ Trường Bảo Long tại Bv Đa khoa Lâm Đồng, tỷ lệ bệnh nhân có BMI <23 là 62.32%, như vậy một điều cần lưu ý khi quản lý bệnh nhân ĐTĐ typ2 của chúng ta là đối tượng bệnh nhân này không phải chủ yếu là thừa cân, béo phì như các khuyến cáo từ các nước phương Tây.

2.2.3. Các chỉ số cận lâm sàng theo nhóm tuổi

Bảng2.4. Các chỉ số cận lâm sàng theo nhóm tuổi

Chỉ số

< 60

≥ 60

p

HbA1c(%)

6.5±0.87

6.8±1.18

>0.05

CT(mmol/l)

5.18±1.12

5.05±1.02

>0.05

TG(mmol/l)

2.09±1.77

2.36±2.14

>0.05

HDL(mmol/l)

1.36±0.48

1.4±0.47

>0.05

LDL(mmol/l)

2.96±0.95

2.63±0.91

>0.05

Nhận xét:

- Tương tự như nghiên cứu của Hồ Trường Bảo Long, chúng tôi không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các chỉ số cận lâm sàng theo nhóm tuổi.

2.2.4. Các chỉ số cận lâm sàng theo giới

Bảng 2.5. Các chỉ số cận lâm sàng theo giới

Chỉ số

Chung (n=80)

Nam (n=48)

Nữ

(n=32)

p

HbA1c

6.72±1.11

6.72±1.02

6.72±1.25

>0.05

CT

5.08±1.04

4.93±1.12

5.31±0.08

>0.05

TG

2.29±2.04

2.54±2.45

1.91±0.09

>0.05

HD

2.8±1.4

1.3±0.45

1.53±0.48

>0.05

LDL

2.71±0.93

2.6±0.87

2.87±0.98

>0.05

Nhận xét: Nồng độ HbA1c trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 6,72±1.11%, rất gần với khuyến cáo của ADA là 7%, trong nghiên cứu của Hồ Trương Bảo Long, giá trị này là 9±2.35. Giải thích điều này, chúng tôi cho rằng có thể bệnh nhân của tác giả Hồ Trương Bảo Long được lấy ở phòng khám nội chung nên chất lượng quản lý đường huyết chưa cao. Nồng độ trung bình các chỉ số lipid máu không có sự khác biệt giữa hai giới, kết quả này tương tự như nghiên cứu của Hồ Trương Bảo Long, Haseeb Ahmad Khan.

2.2.5 Đánh giá mức độ kiểm soát ĐH, HA, LDL-Chol, theo ADA

ĐH

HbA1c

HA

LDL-chol

Đạt

52.5%

70%

35%

41.2%

Chưa đạt

47.5%

30%

65%

52.5%

Nhận xét: Theo khuyến cáo của ADA-2014, mục tiêu kiểm soát ĐH đói là <7 mmol/l, mục tiêu kiểm soát HbA1c là <7%, mục tiêu kiểm soát HA là <140/80 mmHg, mục tiêu kiểm soát LDL-chol là <2.6 mmol/l. Áp dụng theo tiêu chuẩn này, phần lớn bệnh nhân mà chúng tôi quản lý đã đạt tiêu chí ĐH, còn tiêu chí HA và Lipid máu thì phần lớn chưa đạt yêu cầu.

2.2.6. Tương quan giữa HbA1C và LDL-Chol

Y=0.045x + 2.417

N=76

R = 0.003

Nhận xét:

- Hệ số R = 0.003 cho thấy không có mối liên quan chặt chẽ giữa giá trị HbA1c và LDL-chol, kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Chất và Nguyễn Hải Thủy, Vũ Tiến Thắng, các nghiên cứu này cũng cho thấy mối tương quan không chặt chẽ giữa HbA1c và LDL-chol với p >0,05. Vì vậy trong quá trình quản lý bệnh nhân ĐTĐ, LDL-chol là một yếu tố độc lập với mức độ kiểm soát đường huyết và cần chú ý điều trị rối loạn này khi quản lý bệnh nhân ĐTĐ typ2.

KẾT LUẬN

Qua khảo sát 80 bệnh nhân ĐTĐ typ2 gồm 48 nam và 32 nữ điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi có một số nhận xét sau.

  • Giá trị trung bình của một số chỉ số cơ bản: ĐH đói 7.8±2.93, Chol TP 5.08±1.04, HDL-chol 1.39±0.47, LDL-chol 2.7±0.92, Tryglycerid 2.29±2.04 và HbA1c  6.72±1.11.
  • Đa số bệnh nhân ĐTĐ typ2 kiểm soát tốt đường huyết  (70%).
  • Bệnh nhân chưa kiểm soát tốt HA và LDL-chol còn cao (65% và 52,5%).
  • Không có mối liên quan chặt chẽ giữa HbA1c và LDL-chol.

V. KIẾN NGHỊ

  • Cần điều trị tốt hơn nữa về chỉ số HA và lipid máu ở nhóm bệnh nhân Đái tháo đường typ2.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

  1. Tạ Văn Bình và cs (2005), “Thực trạng bệnh Đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ ở 4 thành phố lớn của Việt Nam”, Y học thực hành số 507, 508 tr 37-51.
  2. Nguyễn Ngọc Chất (2010), “ Đánh giá hiệu quả điều trị dựa vào Glucose, HbA1c, và một số chỉ số khác ở bệnh nhân Đái tháo đường typ2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định”, Tạp chí nội khoa, tr 275-311.
  3. Hồ Trường Bảo Long (2010), “Khảo sát mối liên quan giữa HbA1c với bilan lipid ở bệnh nhân Đái tháo đường typ2”, tr 266-268.
  4. Vũ Tiến Thắng (2005), “Nghiên cứu nồng độ HbA1c và mối tương quan với một số chỉ số hóa sinh ở bệnh nhân Đái tháo đường typ2 điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên”. Y học thực hành số 507, 508 tr 720-2.
  5. Nguyễn Hải Thủy, Văn Công Trọng (2000), “Khảo sát HbA1c huyết tương ở bệnh nhân Đái tháo đường typ2 tại Bv Trung ương Huế”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết lần thứ nhất: tr 425-29.

Tài liệu tiếng Anh

  1. ADA (2014), "Standards of Medical Care in Diabetes -2014", Diabetes Care, volum 37, Supplement 1, January 2014.
  2. Genuth S, Alberti KG, Bennett P et al (2003), "Follow-up report on the diagnosis of diabetes mellitus", Diabetes Care, 26, pp. 3160.


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.131
Tháng 07 : 25.703
Năm 2024 : 1.165.010
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.963.524