• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Đánh giá kết quả thay đổi thay khớp háng tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh

- Mã số: 099027 - Tên đề tài: Đánh giá kết quả thay đổi thay khớp háng tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh - Cấp quản lý: Sở Y tế HT - Lĩnh vực: y tế - Đơn vị chủ trì: Bệnh viện Đa khoa tỉnh - Thời gian thực hiện: Từ tháng 5/2011 đến 7/2012 - Mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng. 2. Rút ra chỉ định, biến chứng của phẫu thuật thay khớp háng.

Nguyễn Quang Trúc,Nguyễn Mạnh Hùng,Đinh Văn Bình

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong y văn và trong thực tế từ xa xưa cũng như hiện nay, điều trị những tổn thương vùng khớp háng nói chung, gãy cổ xương đùi nói riêng là một công việc gặp nhiều khó khăn và để lại nhiều di chứng. Với nhiều phương pháp, cho dù bằng phương pháp nào thì tỷ lệ khớp giả, không liền xương, hoại tử khớp vẫn cao và chưa mang lại hiệu quả. Với bao thăng trầm, đến nay phẫu thuật thay khớp háng đã đem lại kết quả và đạt được nhiều thành công.

Thay khớp háng nhân tạo là phẫu thuật thay thế những phần khớp háng bị hỏng do chấn thương hoặc do bệnh lý, không có khả năng bảo tồn, nhiều bệnh nhân trước đây phải chịu tàn phế, đau đớn do tổn thương ở khớp háng thì nay có thể phục hồi lại chứng năng của khớp háng làm giảm hoặc hết đau hoàn toàn, chất lượng cuộc sống được nâng lên.

Ở Việt Nam, phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo khá phổ biến, các bệnh viện tuyến Trung ương và nhiều bệnh viện tỉnh đã tiến hành thay khớp háng và có nhiều báo cáo đánh giá kết quả thay khớp háng. Tại Khoa chấn thương Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, khớp háng toàn phần và bán phần Bipolar được sử dụng trong phẫu thuật thay khớp háng từ tháng 5/2011 và đến nay chưa có đánh giá nào đầy đủ về kết quả thay khớp hàng, vì vậy nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục tiêu:

1. Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng.

2. Rút ra chỉ định, biến chứng của phẫu thuật thay khớp háng.

CHƯƠNG I

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại khoa chấn thương bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh bao gồm 136 bệnh nhân với 150 khớp được thay thế toàn phần và bán phần Bipolar của Zimmer tất cả bệnh nhân (BN) đều được điều trị tại khoa.

1.2. Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu can thiệp.

- Nghiên cứu hồi cứu : Từ tháng 5/2011 đến 6/2012 gồm 26 BN.

- Nghiên cứu tiến cứu : Từ tháng 7/2012 đến tháng 8/2014. Gồm 111 BN với 124 khớp háng thay thế. Có 13 BN thay 2 khớp.

* Đánh giá kết quả: - Kết quả gần trong 3 tháng đầu sau phẫu thuật.

- Đánh giá kết quả trên 3 tháng sau phẫu thuật.

- Đánh giá kết quả trên 12 tháng sau phẫu thuật.

- Kết quả chung.

1.3. Phương pháp xử lý số liệu : Số liệu được xử lý theo chương trình SPSS6.1

CHƯƠNG II

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

2.1. Đặc điểm chung

2.1.1. Phân bố theo tuổi và giới

Bảng 2.1: Phân loại phẫu thuật theo tuổi và giới

Loại phẫu thuật

Số khớp

Giới

Tuổi

Nam

Nữ

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Tuổi TB

Thay bán phần

54

23

31

95

54

76.5

Thay toàn phần

96

66

16

79

31

51

Tổng

150

89

28

95

31

57.4

Bảng 3.2: Phân loại bệnh lý và chấn thương vùng khớp háng theo tuổi

Tuổi

Bệnh lý

30- 50

51- 60

61- 70

> 70

Tổng

%

Gãy cổ xương đùi

2

5

10

22

39

28.8

Khớp giả cổ xương đùi

4

2

8

5

19

13.9

Hoại tử chỏm vô khuẩn

21

24

5

2

52

38.2

Thoái hóa khớp

5

12

5

4

26

19.1

Tổng cộng

32

43

28

33

136

%

23.5

31.6

20.6

24.3

Bảng 3.3: Phân bố các phương pháp điều trị trước phẫu thuật

Phương pháp điều trị

n

%

Gãy cổ xương đùi mới kéo liên tục hoặc nẹp bất động

24

17.6

Kết xương vít xốp + Kết xương nẹp vít

3

2.2

Bó bột + bó thuốc nam với gãy cổ xương đùi

34

25

Nội khoa + đông y

78

55.2

Tổng cộng

136

100

Bảng 3.4: Phân bố thời gan khi bị bệnh đến khi thay khớp

Thời gian

n

%

< 1 tuần

10

7.4

1 – 4 tuần

20

14.7

1 – 6 tháng

23

16.9

6 – 12 tháng

13

9.5

> 12 tháng

70

51.5

Tổng

136

100

Bảng 3.5. Phân bố các bệnh lý nội khoa kết hợp

Bệnh lý

Tim mạch

Đái đường

Viêm đa khớp

Tổng

n

4

6

8

18

%

2.9

4.4

5.9

13.2

Bảng 3.6. Sử dụng xi măng

Sử dụng xi măng

n

%

Có xi măng

42

28

Không có xi măng

108

72

Tổng

150

100

Bảng 3.7. Phân bố đường kính vỏ chỏm dùng để thay khớp

Đường kính

36mm- 40mm

41mm- 45mm

46mm- 50mm

51mm- 56mm

n

44

94

12

00

%

29.3

62.7

8

0

Bảng 3.8.  Diễn biến tại vết mổ

Diễn biến vết mổ

Không nhiễm trùng

Nhiễm trùng nông

Nhiễm trùng sâu

n

148

2

0

%

98.7

1.3

0

Bảng 3.9. Tổn thương thần kinh hông to

Tổn thương thần kinh hông to

Không tổn thương

Có tổn thương

Liệt cơ năng

Liệt cơ thực thể

Số lượng

148

2

0

Tỷ lệ

98.7%

1.3%

0%

Bảng 3.10. Phân bố tổn thương khớp háng

Không tổn thương

Trật khớp

Lún ổ cối

Số lượng

144

4

2

Tỷ lệ

96%

2.7%

1.3%

Bảng 3.11. Kết quả X. Quang sau phẫu thuật

Kết quả

Tốt

Trung bình

Xấu

n

144

2

4

%

96

1.3

2.7

Bảng 3.12. Thời gian theo dõi sau phẫu thuật

Tháng

Số khớp

%

3 đến 6

38

33.9

6 đến 12

26

23.2

>12

48

42.9

Tổng

112

100

Bảng 3.13. Phân bố biên độ vận động của khớp háng được thay

Biên độ gấp

< 900

≥ 900

Tổng

n

9

103

112

%

8

92

100

Bảng 3.14. Phân bố tổng biên độ vận động của khớp háng được thay

Tổng tầm vận động

Số khớp

%

2110 - 3000(5 điểm)

7

6.3

1610 - 2100(4 điểm)

78

69.6

1010 - 1600(3 điểm)

20

17.8

610 - 1000 (2 điểm)

7

6.3

310 -  600 (1 điểm)

00

0

000 - 300 (0 điểm)

00

0

Tổng

112

100

Bảng 3.15. Phân bố mức độ đau

Mức độ đau

Số khớp

%

Không đau(44 điểm)

93

83

Có, nhưng không đáng kể(40)

11

9.8

Có, dùng thuốc giảm đau như Aspirin (30)

8

7.2

Đau vừa dùng thuốc giảm đau mạnh hơn Aspirin(20)

00

0

Đau nhiều, hạn chế vận động nhiều(10)

00

0

Tàn phế, mất chức năng hoàn toàn(0)

00

0

Tổng

112

100

Bảng 3.16. Kết quả chung

Kết quả

Số khớp

%

Rất tốt (90-100)

93

83

Tốt (80-89)

11

9.8

Trung bình (70-79)

8

7.2

Xấu (<70)

00

0

Tổng

112

100

CHƯƠNG III

BÀN LUẬN

3.1. Kết quả chung

Kết quả chúng tôi theo dõi 104 BN với 112 khớp, với thời gian theo dõi trung bình 19,3 tháng. Chúng tôi đánh giá chức năng khớp theo thăng điểm 100 của Harris W.H. rút ra kết luận sau đây:

Tỷ lệ rất tốt: 93/112 khớp chiếm tỷ lệ 83%.

Tỷ lệ tốt: 11/112 khớp chiếm tỷ lệ 9.8%.

Tỷ lệ trung bình: 8/112 khớp chiếm 7.2%

Tỷ lệ của chúng tôi cao hơn một số tác giả như Camesale và Anderson (1964) với Bệnh viện TW Huế từ tháng 04/1997-12/1999 với 34 ca. Kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả của bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP Hồ Chí Minh từ tháng 01/1995-12/1999 với 133 ca, thời gian theo dõi trung bình 35 tháng. Kết quả tốt và rất tốt là 85.9%, trung bình 11.5%, xấu 2.6%. Nguyễn Văn Quang và cộng sự (2002) báo cáo 256 trường hợp (1995 - 2001) cho tỷ lệ rất tốt và tốt là 90%. Nguyễn Tiến Bình và cộng sự năm 2004 Bệnh viện TW Quân Đội 108 với 152 với 108 khớp theo dõi 4 năm 3 tháng thay khớp háng toàn phần và bán phần tỷ lệ tốt và rất tốt 94.75%.

3.2. Tuổi và giới

Chúng tôi thay khớp háng bán phần có 54 BN, nhỏ nhất là 54 tuổi, lớn nhất là 95 tuổi, tuổi trung bình là 76.5. Phù hợp với nhiều tác giả.

Thay khớp háng toàn phần có 82 BN thay 96 khớp với số tuổi nhỏ nhất là 31, lớn nhất là 79 tuổi và tuổi trung bình là 51 và cũng phù hợp với nhiều tác giả.

3.3. Tai biến và biến chứng

Trong nghiên cứu của chúng tôi không có tai biến.

Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật có 2 BN, chiếm 1.3%, bị nhiễm khuẩn nông vết mổ. Chúng tôi xử lý cắt chỉ, tách vết mổ để thoát dịch, thay băng hàng ngày và dùng kháng sinh liều cao phối hợp. Sau 18 ngày điều trị, BN xuất viện.

Chúng tôi có 4 BN thay khớp toàn phần trật khớp do ngày thứ 3 sau mổ vận động không đúng phương pháp. BN đã được gây tê tuỷ sống kéo nắn chỉnh trên màn tăng sáng và được xuất viện, sau 3 tháng kiểm tra chức năng khớp tốt.

Về tổn thương thần kinh hông to, có 2/136 BN, chiếm 1.3% bị liệt thần kinh hông to chức năng, do BN đẻ lâu khớp kéo lên trên xơ cứng lâu ngày đến khi phẫu thuật kéo dài gây căng dãn thần kinh hông to. Sau 3 tháng, BN đã phục hồi chức năng.

Về lún ổ cối, có 2/136 BN hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi 2 bên độ 4 theo phân loại của Ficat.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 136 BN thay khớp háng với 150 khớp đựoc thay từ tháng 05/2011 đến tháng 8/2014, trong đó phẫu thuật thay khớp háng bán phần Bipolar 54 BN, thay khớp toàn phần là 82 BN. Chúng tôi kiểm tra được 104 BN với 112 khớp háng, với thời gian theo dõi trung bình là 19.7 tháng, tuổi trung bình 57.4. Chúng tôi đánh giá chức năng khớp theo thang điểm 100 của Harris W.H. rút ra kết luận sau đây:

1. Kết quả

- Phẫu thuật thay khớp háng đạt kết quả như sau:

+ Tỷ lệ rất tốt:   93/112 chiếm 83%

+ Tỷ lệ tốt:     11/112 chiếm 9.8%

+ Tỷ lệ trung bình: 8/112 chiếm 7.2%

- Điểm trung bình là 89 điểm cao nhất là 98 điểm và thấp nhất là 75 điểm. Với kết quả trên cho thấy: phẫu thuật này làm giảm hoặc hết đau hoàn toàn, phục hồi chức năng của khớp háng, phục hồi khả năng lao động nhẹ và sinh hoạt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

2. Nhận xét về chỉ định và biến chứng

a. Chỉ định:

  • Chỉ định phẫu thuật thay khớp háng bán phần Bipolar: để đưa ra chỉ định thay khớp háng cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố. Vì vậy, hiện tại không có chỉ định tuyệt đối mà chỉ có chỉ định tương đối.

- Chỉ định phẫu thuật thay khớp háng bán phần Bipolar cho những BN chỉ tổn thương ở phần cổ và/hoặc chỏm xương đùi và “ổ cối còn tốt” gồm có các chỉ định sau:

+ Đối với BN cao tuổi ≥ 65 tuổi.

+ Gãy cổ và/hoặc chỏm xương đùi thuộc Garden III, IV.

+ Khớp giả, tiêu cổ và/hoặc chỏm xương đùi do di chứng chấn thương khi điều trị các phương pháp khác thất bại.

+ Hoại tử chỏm vô khuẩn xương đùi giai đoạn III theo phân loại của Ficat và Arlet.

  • Chỉ định phẫu thuật thay khớp háng toàn phần:

+ Thoái hoá khớp háng toàn bộ BN đau và không đi lại được

+ Khớp giả cổ xương đùi: tiêu chỏm, hư ổ cối.

+ Hoại tử vô khuẫn chỏm xương đùi độ 3,4 theo phân loại Ficat

b. Biến chứng:

  • Nhiễm khuẩn nông: 2/150 vết mổ chiếm 1.3%.
  • Liệt thần kinh hông to: 2/150 chiếm 1.3%.
  • Trật khớp: 4/150 khớp chiếm 2.7%  xuất hiện những ngày đầu sau phẫu thuật do vận động không đúng kỹ thật..
  • Lún ổ cối: 2/150 khớp chiếm 1.3%.

- Chưa gặp trường hợp nào bị các biến chứng như: mòn ổ cối, cốt hóa quanh khớp, lỏng chuôi, gãy xương, tổn thương mạch máu v.v…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Văn Nhân và cộng sự (2003): ”Kinh nghiệm 10 năm phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh viện TWQĐ 108”. Tạp chí Y học Việt Nam 10/ 2003, tập 292, trang 75 – 80.
  2. Trần Đình Chiến (2006): ”Kết quả bước đầu áp dụng can thiệp tối thiểu trong thay khớp háng tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện 103” – Học viện quân Y. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, trang 280 – 281, Hà Nội – 2006.
  3. Lưu Hồng Hải, Nguyễn Tiến Bình và cộng sự (2006): ”Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng từ tháng 12/1991 đến 02/2006 tại Bệnh viện TWQĐ 108”. Tạp chí y dược lâm sàng 108, trang 98 - 102, Hà Nội – 2006.
  4. Nguyễn Văn Hoạt (2003): Đánh giá kết quả thay khớp háng bán phần cho những bệnh nhân gãy cổ xương đùi do chấn thương. Luận văn thạc sỹ Y học – Đại học Y Hà Nội 2003
  5. Đỗ Xuân Hợp (1976): Giải phẫu thực dụng ngoại khoa chi trên – chi dưới. Thành phố HCM: trang 315 – 319, NXB Y học.
  6. Phạm Văn Long, Phạm Phước Thọ (2014): Kết quả ban đầu thay khớp háng toàn phần không xi măng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương . Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam, số đặc biệt 2014, trang 107 – 108.
  7. Nguyễn Đăng Nhật (1999): Đánh giá kết quả thay khớp háng toàn phần và bán phần, tại Bệnh viện trung ương Huế. Báo cáo khoa học Đại hội hội ngoại khoa Việt Nam lần thứ X tháng 10/1999
  8. Nguyễn Quang Quyền (1995): Atlas giải phẫu người. NXB Y học – 1995. (dịch theo Frank H.Netter).
  9. Lương Thiện Tích (2014): Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần qua đưởng mổ nhỏ điều trị gãy cổ xương đùi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam, số đặc biệt 2014, trang 102-105.
  10. Nguyễn Hữu Tuyên, Lê Văn Thông (2006): Kết quả bước đầu thay khớp háng toàn phần và bán phần tại khoa Chấn thương bệnh viện E – Hà Nội. Tạp chí y dược lâm sàng 108, trang 103 – 105, Hà Nội – 2006.
w Roman"'>      GSTS Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Tuyết Mai – Điều trị nội khoa bệnh ung thư, NXB Y học, 2010.
  1. Bộ Y Tế - Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh NXB Y học, 2001.

Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 483
Tháng 07 : 25.055
Năm 2024 : 1.164.362
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.962.876