• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

“Đặt mình vào vị trí bệnh nhân, mọi vất vả đều tan biến”

Nhà ở Đức Thọ, công tác tại BVĐK Thạch Hà, mỗi ngày, điều dưỡng Võ Thị Nga vượt qua quãng đường gần 70 km như con thoi đi về. Nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân ở khoa nội - nơi thường đông bệnh nhân và phần lớn là người cao tuổi, người bị bệnh mãn tính luôn đặt chị trước nhiều áp lực. “Có lúc tôi cũng thấy thực sự mệt mỏi, thế nhưng, nhìn bệnh nhân đau đớn, tôi đã đặt mình vào vị trí của họ thì mọi vất vả đều tan biến”.

Nhà ở Đức Thọ, công tác tại BVĐK Thạch Hà, mỗi ngày, điều dưỡng Võ Thị Nga vượt qua quãng đường gần 70 km như con thoi đi về. Nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân ở khoa nội - nơi thường đông bệnh nhân và phần lớn là người cao tuổi, người bị bệnh mãn tính luôn đặt chị trước nhiều áp lực. “Có lúc tôi cũng thấy thực sự mệt mỏi, thế nhưng, nhìn bệnh nhân đau đớn, tôi đã đặt mình vào vị trí của họ thì mọi vất vả đều tan biến”.

>> Thầy thuốc ưu tú của nhân dân

dat minh vao vi tri benh nhan moi vat va deu tan bien

Chị Nga (người ngoài cùng bên trái) nhận bàn giao công việc một ngày làm việc mới.

21 tuổi, chị Võ Thị Nga bước vào nghề y sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Y tế Hà Tĩnh (năm 1999). Nơi đầu tiên để chị trau dồi tay nghề là Trạm Y tế xã Thuần Thiện (Can Lộc) - quê hương chị. “Cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã là nơi tiếp xúc đầu tiên với bệnh nhân nên tôi đã tích lũy được kiến thức về các loại bệnh tật, kiến thức đa khoa nhờ đó ngày càng phong phú. Tôi cũng cảm nhận được nỗi vất vả của người dân nghèo khi bị bệnh và đã học được cách cảm thông, chia sẻ, sự kiên nhẫn cần có của một người thầy thuốc”.

8 năm vừa làm hợp đồng ở Trạm Y tế xã, vừa nuôi 2 con nhỏ, nhưng chị Nga luôn hoàn thành tốt công việc. Không chỉ là một nữ y tá được bà con tin tưởng, quý mến, chị còn là một đảng viên trẻ luôn đi đầu trong mọi hoạt động của địa phương.

Năm 2008, vượt qua kỳ thi công chức, chị Nga chính thức trở thành cán bộ ngành y tế và được phân công về làm việc ở Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Hà. “Thử thách mới đó là từ kiến thức đa khoa làm ở tuyến dưới, giờ đây mình phải đi sâu vào chăm sóc bệnh nhân chuyên khoa nội. Bỡ ngỡ, khó khăn nhanh chóng qua đi sau quá trình chịu khó, cầu thị học hỏi, chuyên tâm rèn luyện và được các đồng nghiệp chỉ bảo, hỗ trợ nhiệt tình. Vào guồng quay rồi mới thấm nỗi vất vả của một khoa chuyên điều trị cho người lớn tuổi và những người có bệnh mãn tính. Người khó khăn về kinh tế, người thường xuyên chịu đau đớn do bệnh tật, có người tuổi cao lẩm cẩm, vì vậy, việc hướng dẫn, chăm sóc theo đúng chỉ định, đồng thời theo dõi sát để báo cáo với bác sỹ cũng khá vất vả. Nhiều lúc thấy mệt mỏi và căng thẳng, tôi lại tự nhắc mình tĩnh tâm và đặt mình vào vị trí của bệnh nhân để hiểu những cảm xúc, chia sẻ khó khăn với họ” - chị Nga chia sẻ.

dat minh vao vi tri benh nhan moi vat va deu tan bien

Điều dưỡng Nga luôn chăm sóc bệnh nhân tận tình, chu đáo

dat minh vao vi tri benh nhan moi vat va deu tan bien

Nói về chị Võ Thị Nga, bác sỹ Hoàng Thanh Bảo - Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Thạch Hà cho biết: “Điều đáng quý nhất ở điều dưỡng Nga đó là sự tận tụy, lòng dũng cảm, tỉ mẩn và kiên nhẫn trong chăm sóc bệnh nhân. Không chỉ kiên trì vượt khó để làm tốt nhiệm vụ, chị Nga còn là người dũng cảm tìm cách tiếp cận, chăm sóc những bệnh nhân đặc biệt (bị bệnh loạn thần hoặc tâm thần không bình thường)”.

Với bệnh nhân, ấn tượng về nữ điều dưỡng này không chỉ là bàn tay chăm sóc khéo léo mà còn là tấm lòng sẻ chia, luôn đùm bọc bệnh nhân nghèo. Bà Lê Thị Cúc (66 tuổi, xã Thạch Thanh, Thạch Hà) kể: “Tôi bị bệnh tiểu đường mãn tính, ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Nhưng mỗi lần vào đây, được các y, bác sỹ tận tình chăm sóc, đặc biệt là chị Nga thường xuyên đến chuyện trò, chia sẻ, động viên như con gái trong nhà nên cũng vơi bớt mệt mỏi, lo lắng”. Hễ có trường hợp cần tiếp máu, chị Nga là một trong những người luôn có mặt. Hỏi về 6 lần hiến máu cho bệnh nhân, chị cũng không nhớ rõ tên tuổi, quê quán của người mình cho máu, chỉ biết họ đều nghèo, không có tiền mua máu, người nhà không cùng nhóm máu. “Khi nghĩ đến nỗi đau mà bệnh nhân nghèo phải chịu đựng, tôi lại thấy sự vất vả của mình có đáng gì”!

Trên con đường nghề, đường đời còn nhiều vất vả, chị Võ Thị Nga luôn cố gắng sắp xếp tốt nhất công việc gia đình và không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn. “Để có thể đáp ứng yêu cầu chăm sóc bệnh nhân ngày càng cao, tôi đang tham gia lớp đại học điều dưỡng. Ngày thường đi làm, thứ 7, chủ nhật, tôi lại lặn lội từ Đức Thọ về TP Hà Tĩnh học. Dẫu mệt nhưng tôi thấy rất hạnh phúc khi được nỗ lực phấn đấu, cống hiến và trưởng thành. Chỉ mong khi tuổi đã nhiều, không còn sung sức, tôi có cơ hội được chuyển về làm việc ở một bệnh viện gần nhà hơn để có thể toàn tâm toàn ý đi trọn con đường mình đã chọn”.

Theo: Báo Hà Tĩnh


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.232
Tháng 12 : 169.061
Năm 2024 : 2.969.649
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.768.163