• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Điểm báo ngày 20/11/2023

soyte.hatinh.gov.vn: Bộ trưởng Đào Hồng Lan gửi thư chúc mừng các thầy giáo, cô giáo, người lao động ngành y; Bác sĩ chỉ những sai lầm trong chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa; Phát triển y học liên ngành và cập nhật tiến bộ trong chăm sóc y khoa.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan gửi thư chúc mừng các thầy giáo, cô giáo, người lao động ngành y

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh, ngành y tế luôn trân trọng và biết ơn các thầy giáo, cô giáo, luôn ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những thành tích, đóng góp lớn lao của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế đối với sự phát triển của ngành nói chung.

Nhân dịp kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2023, với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", thay mặt Lãnh đạo Bộ Y tế, tôi xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, người lao động làm việc trong các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trong cả nước những tình cảm trân trọng và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Dân tộc ta có truyền thống "tôn sư trọng đạo". Thời kỳ nào cũng vậy, người thầy luôn được xã hội tôn vinh, tri ân và có một vị trí đặc biệt trong xã hội. Mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích có thể tham gia vào quá trình giáo dục con người, nhưng không gì có thể thay thế được vị trí của người thầy.

Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành y tế không ngừng nỗ lực phấn đấu để thực hiện tốt nhất sứ mệnh bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Thấm nhuần truyền thống dân tộc và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ thầy giáo, thầy thuốc Việt Nam đã khắc phục mọi khó khăn, luôn giữ vững ngọn lửa đam mê với sự nghiệp đào tạo, không ngừng đổi mới, sáng tạo, thi đua dạy tốt; là tấm gương sáng về đạo đức, sự tận tụy, trách nhiệm và tâm huyết với nghề giáo.

Với sự đóng góp lớn lao của các thầy, các cô, công tác đào tạo nhân lực y tế đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Hệ thống đào tạo nhân lực y tế tiếp tục phát triển, đội ngũ nhân lực y tế ngày càng được tăng cường về số lượng, chất lượng, tinh thần, thái độ làm việc, đáp ứng cơ bản yêu cầu nhân lực phục vụ chăm sóc sức khỏe Nhân dân từ trung ương đến địa phương, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Các cơ sở đào tạo và các thầy giáo, cô giáo đã tích cực thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo nhân lực y tế, triển khai các chương trình đào tạo theo hướng dựa trên năng lực, tiếp cận với xu hướng giáo dục và đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đồng thời, các thầy giáo, cô giáo chính là những nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới đào tạo nhân lực y tế, góp phần xây dựng những thế hệ cán bộ y tế vừa có tài, vừa có tâm.

Một lần nữa, nhân ngày Hiến chương các Nhà giáo Việt Nam, tôi trân trọng gửi những lời tri ân sâu sắc và chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ và người lao động tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trong cả nước, những người mang sứ mệnh "trồng người" vẻ vang, cao cả, chắp cánh cho những ước mơ của các thế hệ học viên, sinh viên bay cao, bay xa. Xin chúc các thầy, các cô dồi dào sức khoẻ, luôn giữ mãi ngọn lửa nhiệt huyết với công tác giáo dục, đào tạo nhân lực cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Cũng nhân dịp này, thay mặt Bộ Y tế, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trung ương, địa phương và của các tổ chức, cá nhân đối với các thầy giáo, cô giáo và các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trên toàn quốc. Tôi tin tưởng rằng, sự quan tâm, hỗ trợ đó sẽ tiếp tục được duy trì, phát huy và tăng cường hơn nữa trong thời gian tới. (Theo Báo Sức khỏe đời sống).

Bác sĩ chỉ những sai lầm trong chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Khi vào giai đoạn giao mùa, nhiệt độ dễ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, có thể con người thường không thể thích nghi ngay, nhất là trẻ với sức đề kháng yếu hơn rất dễ mắc các bệnh, nhất là các bệnh về đường hô hấp, dễ gây viêm phổi, viêm phế quản... Chưa kể, trời lạnh, nồng độ các vi sinh vật gây bệnh cả trong nhà và ngoài môi trường tăng lên cũng tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Ngoài bệnh về đường hô hấp, trẻ còn dễ mắc các bệnh khác như: Hen, miễn dịch dị ứng, viêm da cơ địa… cũng rất dễ gặp".

Đặc biệt trong những trời chuyển lạnh, có nhiều sai lầm cha mẹ dễ mắc phải trong chăm sóc trẻ. Cụ thể, trời lạnh, trẻ cần được mặc ấm, nhưng mặc bao nhiêu là đủ và đúng thì không phải cha mẹ nào cũng biết cách. Thậm chí nếu mặc ấm cho trẻ không đúng cách còn có thể khiến trẻ dễ ốm hơn.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn: Nếu trời quá rét thì cho trẻ mặc nhiều đồ, rét vừa thì mặc vừa phải; tuy nhiên thời gian khi trẻ ở trường mới là quan trọng. Cụ thể, khi trẻ từ nhà đi đến trường cần phải mặc thật ấm nhưng khi vào trong phòng học, không khí trong phòng ấm hơn, trẻ lại hoạt động liên tục như: Chạy nhảy, múa hát, thể dục… sẽ sinh nhiệt khiến người trẻ nóng lên, nhất là vào buổi trưa nhiệt độ tăng lên, cần cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ, nếu không trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi sau đó thấm vào áo và thấm ngược trở lại cơ thể, sẽ thành nhiễm lạnh.

Cha mẹ cần mặc đủ ấm và phù hợp để khi nóng có thể cởi bỏ bớt áo cho trẻ; thậm chí cần dặn các giáo viên ở trường khi nào trẻ hoạt động nhiều cần để ý cởi bỏ bớt áo ấm cho trẻ, khi lạnh hơn thì mặc vào.

Những ngày lạnh phải cho trẻ ăn tăng thêm để có nhiều chất dinh dưỡng như: Chất đạm, chất mỡ… để cơ thể chống lạnh tốt hơn.

Trong ngày lạnh, cần tắm cho trẻ sớm hơn, tốt nhất vào thời điểm trưa hoặc chiều, khi nhiệt độ còn đang cao. Với các bố mẹ bận rộn, nên tranh thủ cuối giờ chiều, ngay khi đón trẻ đi học về cần tắm ngay cho trẻ; nhà tắm phải kín gió. Khi cởi đồ để tắm cho trẻ cũng cần cởi bỏ dần dần, không để trẻ lạnh đột ngột.

Khi cha mẹ tắm cho trẻ cũng cần tắm nhanh, không nên quá sạch sẽ mà tắm lâu dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể, cha mẹ có thể ước chừng thời gian tắm trong khoảng 5 - 7 phút là vừa, không nên tắm quá lâu khiến trẻ có thể nhiễm lạnh.

Để phòng các bệnh ngày lạnh cho trẻ, cần quan tâm đến môi trường, nơi ở phải sạch sẽ, nhất là phòng ngủ của trẻ. Cụ thể, hàng ngày khối không khí trong phòng nhà ở phải được luân chuyển, luôn có khí tươi bên ngoài vào nhà. Nhiều gia đình chỉ có một cửa không thông gió, nếu ít mở cửa thì không khí trong nhà cũng giống như “ao tù”. Vì vậy các gia đình nên thi thoảng mở cửa, đặt một chiếc quạt thổi khí lưu đọng từ trong nhà ra; mỗi ngày thực hiện khoảng 20 phút là có thể lưu thông khí trong nhà.

Đặc biệt, các gia đình không được để bất cứ loại khói nào như: Khói thuốc lá, khói hương, khói bếp… lọt vào phòng ngủ của trẻ; tránh để môi trường nhà ở ẩm thấp, tường nhà rêu mốc, ẩm; tránh các yếu tố gây dị ứng như: Lông chó, mèo, phấn hoa, thú nhồi bông… trong phòng. Đặc biệt với trẻ bị hen, dị ứng cần thường xuyên tổng vệ giường của trẻ, rèm cửa, giá sách… không để bụi bặm.

Về tăng sức đề kháng, ngoài dinh dưỡng còn cần tăng cường cho trẻ vận động. Nhiều gia đình ở chung cư thường “ngại” không xuống sân, xuống dưới đường tiếp xúc với thiên nhiên, mà “nhốt” trẻ ở trong nhà ít vận động khiến trẻ cũng dễ giảm đề kháng, dễ mắc bệnh hơn.

Đặc biệt, đời sống tinh thần của trẻ cũng cần được quan tâm, ngoài giờ đi học về nhà cần vui vẻ chơi đùa với bố mẹ cũng “liều thuốc” tốt cho trẻ để có sức khỏe tốt hơn. (Theo Báo Tin tức).

Bác sĩ chỉ những sai lầm trong chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Khi vào giai đoạn giao mùa, nhiệt độ dễ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, có thể con người thường không thể thích nghi ngay, nhất là trẻ với sức đề kháng yếu hơn rất dễ mắc các bệnh, nhất là các bệnh về đường hô hấp, dễ gây viêm phổi, viêm phế quản... Chưa kể, trời lạnh, nồng độ các vi sinh vật gây bệnh cả trong nhà và ngoài môi trường tăng lên cũng tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Ngoài bệnh về đường hô hấp, trẻ còn dễ mắc các bệnh khác như: Hen, miễn dịch dị ứng, viêm da cơ địa… cũng rất dễ gặp".

Đặc biệt trong những trời chuyển lạnh, có nhiều sai lầm cha mẹ dễ mắc phải trong chăm sóc trẻ. Cụ thể, trời lạnh, trẻ cần được mặc ấm, nhưng mặc bao nhiêu là đủ và đúng thì không phải cha mẹ nào cũng biết cách. Thậm chí nếu mặc ấm cho trẻ không đúng cách còn có thể khiến trẻ dễ ốm hơn.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn: Nếu trời quá rét thì cho trẻ mặc nhiều đồ, rét vừa thì mặc vừa phải; tuy nhiên thời gian khi trẻ ở trường mới là quan trọng. Cụ thể, khi trẻ từ nhà đi đến trường cần phải mặc thật ấm nhưng khi vào trong phòng học, không khí trong phòng ấm hơn, trẻ lại hoạt động liên tục như: Chạy nhảy, múa hát, thể dục… sẽ sinh nhiệt khiến người trẻ nóng lên, nhất là vào buổi trưa nhiệt độ tăng lên, cần cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ, nếu không trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi sau đó thấm vào áo và thấm ngược trở lại cơ thể, sẽ thành nhiễm lạnh.

Cha mẹ cần mặc đủ ấm và phù hợp để khi nóng có thể cởi bỏ bớt áo cho trẻ; thậm chí cần dặn các giáo viên ở trường khi nào trẻ hoạt động nhiều cần để ý cởi bỏ bớt áo ấm cho trẻ, khi lạnh hơn thì mặc vào.

Những ngày lạnh phải cho trẻ ăn tăng thêm để có nhiều chất dinh dưỡng như: Chất đạm, chất mỡ… để cơ thể chống lạnh tốt hơn.

Trong ngày lạnh, cần tắm cho trẻ sớm hơn, tốt nhất vào thời điểm trưa hoặc chiều, khi nhiệt độ còn đang cao. Với các bố mẹ bận rộn, nên tranh thủ cuối giờ chiều, ngay khi đón trẻ đi học về cần tắm ngay cho trẻ; nhà tắm phải kín gió. Khi cởi đồ để tắm cho trẻ cũng cần cởi bỏ dần dần, không để trẻ lạnh đột ngột.

Khi cha mẹ tắm cho trẻ cũng cần tắm nhanh, không nên quá sạch sẽ mà tắm lâu dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể, cha mẹ có thể ước chừng thời gian tắm trong khoảng 5 - 7 phút là vừa, không nên tắm quá lâu khiến trẻ có thể nhiễm lạnh.

Để phòng các bệnh ngày lạnh cho trẻ, cần quan tâm đến môi trường, nơi ở phải sạch sẽ, nhất là phòng ngủ của trẻ. Cụ thể, hàng ngày khối không khí trong phòng nhà ở phải được luân chuyển, luôn có khí tươi bên ngoài vào nhà. Nhiều gia đình chỉ có một cửa không thông gió, nếu ít mở cửa thì không khí trong nhà cũng giống như “ao tù”. Vì vậy các gia đình nên thi thoảng mở cửa, đặt một chiếc quạt thổi khí lưu đọng từ trong nhà ra; mỗi ngày thực hiện khoảng 20 phút là có thể lưu thông khí trong nhà.

Đặc biệt, các gia đình không được để bất cứ loại khói nào như: Khói thuốc lá, khói hương, khói bếp… lọt vào phòng ngủ của trẻ; tránh để môi trường nhà ở ẩm thấp, tường nhà rêu mốc, ẩm; tránh các yếu tố gây dị ứng như: Lông chó, mèo, phấn hoa, thú nhồi bông… trong phòng. Đặc biệt với trẻ bị hen, dị ứng cần thường xuyên tổng vệ giường của trẻ, rèm cửa, giá sách… không để bụi bặm.

Về tăng sức đề kháng, ngoài dinh dưỡng còn cần tăng cường cho trẻ vận động. Nhiều gia đình ở chung cư thường “ngại” không xuống sân, xuống dưới đường tiếp xúc với thiên nhiên, mà “nhốt” trẻ ở trong nhà ít vận động khiến trẻ cũng dễ giảm đề kháng, dễ mắc bệnh hơn.

Đặc biệt, đời sống tinh thần của trẻ cũng cần được quan tâm, ngoài giờ đi học về nhà cần vui vẻ chơi đùa với bố mẹ cũng “liều thuốc” tốt cho trẻ để có sức khỏe tốt hơn. (Theo Báo Tin tức).

 

Phát triển y học liên ngành và cập nhật tiến bộ trong chăm sóc y khoa

Tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật lần III với chủ đề: “Y học liên ngành và các tiến bộ trong chăm sóc y khoa - Một năm nhìn lại”, vừa diễn ra tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh), các chuyên gia nhận định, y học liên ngành là xu hướng tất yếu trong bối cảnh ngành y đang đối mặt với những thách thức ngày càng phức tạp. Việc kết hợp giữa nhiều chuyên khoa không chỉ giúp nâng cao khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, mà còn thúc đẩy sự đổi mới trong y khoa.

Các kết quả báo cáo cho thấy, hệ thống bệnh viện đã ứng dụng, cập nhật và triển khai thành công nhiều sáng kiến y học liên ngành và các tiến bộ y học được đánh giá cao. Theo đó, đã chú trọng kết hợp giữa các chuyên khoa nền tảng như quản lý bệnh viện, kiểm soát nhiễm khuẩn, hiệu quả kháng sinh, hồi sức bệnh nhân nặng đến các vấn đề về ngoại khoa, tim mạch, sản khoa... Đồng thời, tập trung kết hợp giữa 3 yếu tố chất lượng lâm sàng, chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng để chăm sóc toàn diện và hiệu quả cho người bệnh

Hội nghị có sự tham dự của hơn 100 đại biểu là các chuyên gia bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên trong và ngoài hệ thống y khoa Hoàn Mỹ, với hơn 30 bài báo cáo khoa học được trình bày. Đây là hoạt động thường niên để đội ngũ y tế cùng nhau chia sẻ các kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và cập nhật những bước tiến mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. (Theo Thông tấn xã Việt Nam).

Thanh Nhàn tổng hợp.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.198
Tháng 07 : 20.395
Năm 2024 : 1.159.702
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.958.216