• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Triển khai thực hiện Quy định về quản lý chất thải trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.

Ngày 09 tháng 12 năm 2021, Sở Y tế Hà Tĩnh có văn bản số 4838/SYT- NVY hướng dẫn về việc triển khai thực hiện quy định về quản lý chất thải trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế .

Theo đó, ngày 26/11/2021, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 20/2021/TT - BYT quy định về quản lý chất thải trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế, Thông tư có hiệu lực từ ngày 10/01/2022 và thay thế Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên Môi trường, quy định về quản lý chất thải y tế.

Nội dung Thông tư quy định công tác quản lý chất thải trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế từ việc phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế, các cơ quan, đơn vị liên quan trong quản lý chất thải trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TẠI THÔNG TƯ 20/2021 TT-BYT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRONG PHẠM VI KHUÔN VIÊN CƠ SỞ Y TẾ VỚI THÔNG TƯ SỐ 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT

 

Điều, Khoản

Thông tư số 20/2021/TT-BYT

Thông tư  số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Chất thải y tế: nguy hại, rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế.

 

Chất thải y tế: nguy hại, thông thường và nước thải y tế.

Chất thải lây nhiễm: thấm, dính, chứa máu của cơ thể hoặc VSV gây bệnh.

Không quy định

Điều 4. Phân định chất thải y tế

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Phát sinh tại phòng XN sinh học cấp II trở lên;

…khu vực điều trị cách ly, lấy mẫu NX cho NB mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, B.

- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Phát sinh tại hòng sinh học cấp III trở lên.

 

-Không ghi rõ.

Chất thải nguy hại không lây nhiễm:

- Hóa chất thải bỏ có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại/có cảnh báo nguy hại trên bao bì của nhà XS.

- Thêm: Vỏ chai, lọ đựng thuốc/hóa chất…thuộc nhóm gây độc tế bào; vật liệu tráng chì trong ngăn tia xạ thải bỏ; dung dịch rửa phim X-quang, nước thải từ XN, dung dịch thải bỏ có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại.

Chất thải nguy hại không lây nhiễm:

 

- Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có thành phần nguy hại.

 

 

- Không hướng dẫn chi tiết từng loại cụ thể

Chất thải rắn thông thường: Chất thải sinh hoạt + hóa chất thải bỏ, vỏ chai lọ đựng thuốc/hóa chất, vỏ lọ vác xin (không có tính chất nguy hại/dưới ngưỡng nguy hại..), chất thải sắc nhọn không lây nhiễm, chất thải lây nhiễm sau khi được xử lý đạt quy chuẩn, bùn thải…

Chất thải rắn thông thường: Chất thải sinh hoạt + chất thải rắn không thuộc danh mục chất thải nguy hại/có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại.

 

Khí thải: phòng XN tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền qua đường không khí, khí thải từ phòng NX ATSH cấp III trở lên.

Không quy định

Chất thải lỏng không nguy hại

Sản phẩm thải lỏng không nguy hại

Nước thải y tế.

Điều 5. Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chưa chất thải y tế

 

Điều 6. Phân loại chất thải y tế

Hướng dẫn cụ thể hơn về phân loại chất thải nguy hại không lây nhiễm, chất thải rắn thông thường.

Có hướng dẫn nhưng không cụ thể

Điều 7. Thu gom chất thải y tế

Thêm hướng dẫn thu gom chất thải lỏng không nguy hại và khí thải, nước thải.

Không quy định

Điều 8. Lưu giữ chất thải y tế

 

Thời gian lưu giữ chất thải nguy hại không lây nhiễm không quá 1 năm kể từ thời điểm phát sinh.

Chất thải lây nhiễm sắc nhọn áp dụng cho miền núi, hải đảo được lưu giữ trong bể bê tông sau khi đã xử lý tiệt khuẩn.

 

 

Không quy định

Điều 9. Giảm thiểu chất thải y tế

Lộ trình thực hiện hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần, túi ni lông khó phân hủy

Phân loại nhựa để tái chế.

 

Không quy định

Điều 10. Quản lý CTRTT sử dụng tái chế

 

Chất thải nhựa được phân loại, thu gom để phục vụ mục đích tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật

 

Không quy định

Điều 11. Quản lý, vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế

Điều 12,13,14,15 của Thông tư.

Điều 12. Chuyển giao chất thải y tế

 

Điều 13. Chế độ báo cáo

1 lần/năm tính, từ ngày 15/12 năm trước đến ngày 14/12 năm sau.

Điều 16. 1 lần/ năm, tính từ 01/01 đến 31/12

Điều 14. Hồ sơ quản lý chất thải y tế

6 loại tài liệu:

- Giấy phép MT;

- Sổ giao nhân chất thải, chứng từ;

- Sổ nhật ký vận hành công trình…

- Các biên bản thanh tra, kiểm tra;

- Báo cáo kết quả QLCT hàng năm, quan trắc định kỳ;

- Các tài liệu liên quan khác.

 

 

Điều 17. Chi tiết các loại giấy tờ khác.

Điều 15. Trách nhiệm thi hành

Trách nhiệm của BYT (cục QLMT y tế), SYT và cơ sở y tế

Không quy định trách nhiệm của BTN&MT, UBND các cấp, SYT, Sở TNMT, người đứng đầu cơ sở y tế.

Điều 18,19,20,21,22,23,24 Trách nhiệm của BYT, BTN&MT, UBND các cấp, SYT, Sở TN&MT, cơ sở y tế, người đứng đầu cơ sở y tế.

Điều 16. Điều khoản thi hành

Tổ chức thực hiện:

-Cục trưởng Cục QLMT, CP BYT, Thanh tra BYT,Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, cục thuộc BYT

- Cá cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan

 

- BYT, Bộ TNMT

- Chủ tịch UBND, GĐ SYT, GĐ Sở TNMT, người đứng đầu các cơ sở y tế, các tổ chức, cá nhân

 

Để đảm bảo việc triển khai thực hiện Thông tư kịp thời, đúng quy định, Sở Y tế Hà Tĩnh đề nghị Trường Cao đẳng Y tế, các Bệnh viện và Trung tâm Y tế tổ chức tập huấn, phổ biến triển khai thực hiện Thông tư tới tất cả cán bộ, viên chức, người lao động, giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên của đơn vị và các đơn vị trực thuộc; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải trong các cơ sở y tế. Phân công 01 Lãnh đạo đơn vị phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế, bố trí cán bộ chuyên trách về công tác quản lý chất thải y tế; giao nhiệm vụ cho Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc khoa, phòng, bộ phận phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế; thực hiện vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải (nếu có) phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và quy định hiện hành. Thực hiện quản lý chất thải đúng quy định của Thông tư; định kỳ báo cáo kết quả quản lý chất thải theo Mục A của phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.

Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố, phổ biến, triển khai Thông tư đến các cơ sở hành nghề y dược ngoài công lập; phối hợp Trung tâm Y tế tuyến huyện tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải y tế của các cơ sở y tế ngoài công lập.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, làm đầu mối công tác quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh; thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế theo quy định của Thông tư. Tham mưu Sở Y tế tổ chức kiểm tra đột xuất, định kỳ công tác quản lý chất thải trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế. Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả quản lý chất thải theo Mục B của phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư gửi về Sở Y tế./.

Việt Thắng – Thanh Loan


Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3.172
Tháng 05 : 27.032
Năm 2024 : 746.331
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.544.845