• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Phổ biến một số điều cần lưu ý của nghị định 117/2020/NĐ-CP về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế.

Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế.

Riêng các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 của Nghị định số 176/2013/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Các quy định sau đây của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, ban hành: Các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 47, 115, 116, 117; điểm b khoản 1, điểm b khoản 4 Điều 52 và các điểm a, b khoản 2, các điểm b, đ khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 57; Các điều 1, 2, 3, 4, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113 và 114 được áp dụng để xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm nêu trên.

Nghị định số 117/2020/NĐ-CP có 4 chương 117 điều, một số nội dung cần lưu ý của Nghị định:

1. Quy định một số hành vi vi phạm phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự trước, nếu không đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự thì mới xử phạt vi phạm hành chính:

Khi phát hiện các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều 7 (Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A); điểm e khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 38 (Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh; Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh); các điểm a, b khoản 7 Điều 44 (Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến; Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới 18 tuổi); khoản 6 Điều 48 (gây tổn hại đến sức khỏe, đe dọa tính mạng của người hành nghề trong khi đang khám bệnh, chữa bệnh); điểm a khoản 2 Điều 52 (Giả mạo một trong các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược); khoản 3 Điều 53 (Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ công bố cơ sở kinh doanh có tổ chức kệ thuốc); điểm a khoản 1 Điều 54 (Làm giả, sửa chữa hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược); điểm c khoản 4 Điều 56 (Tài liệu, thông tin trong hồ sơ đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc không dựa trên cơ sở nghiên cứu hoặc sản xuất thực tế của cơ sở sản xuất hoặc đã được phê duyệt, được cơ quan có thẩm quyền kết luận là tài liệu giả mạo); điểm d khoản 5, khoản 7 Điều 57 (Làm giả, sửa chữa hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân trong sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc; hành vi sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc liên quan đến thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc phóng xạ); khoản 7 Điều 58 (hành vi về bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc liên quan đến dược chất, thuốc cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc phóng xạ); khoản 7 Điều 59 (hành vi bán lẻ thuốc, dược liệu liên quan đến thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc phóng xạ); điểm a khoản 4 Điều 60 (Tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được phê duyệt được cơ quan có thẩm quyền kết luận là tài liệu giả mạo); điểm c khoản 5 Điều 67 (Sửa chữa, giả mạo giấy tờ pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc); khoản 3 Điều 68 (Giả mạo tài liệu, sử dụng con dấu giả hoặc giả mạo chữ ký, dấu của cơ quan chức năng Việt Nam hoặc nước ngoài, của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm trong hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm); điểm b khoản 2 Điều 70 (Giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm); các điểm a, b khoản 3 Điều 73 (Sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất tại cơ sở không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; Sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất từ nguyên liệu là chất ma túy và tiền chất nhập khẩu chưa có giấy phép nhập khẩu); khoản 4 Điều 80 (Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế); các điểm d, đ, e, g, h khoản 2 Điều 85 (Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có hoặc không đúng người bệnh từ 10.000.000 đồng trở lên); các điểm d, đ, e, g, h, i khoản 2 Điều 86 (Kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng từ 10.000.000 đồng trở lên) hoặc trường hợp tái phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 7 (Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A); khoản 9 Điều 15 (Vi phạm quy định về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt khi đơn vị cấp nước có từ hai cơ sở sản xuất vi phạm trở lên); khoản 6 Điều 40 (sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tế dạng tiêm tại các cơ sở không phải là bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ); điểm a khoản 6 Điều 44 (Lấy, ghép, sử dụng mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại, trừ trường hợp mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người); điểm b khoản 5 Điều 67 (Sử dụng lợi ích vật chất hoặc tài chính để tác động tới thầy thuốc, người dùng thuốc nhằm thúc đẩy việc kê đơn, sử dụng thuốc) và các khoản 2, 3 Điều 80 (Không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, chậm đóng bảo hiểm y tế, trốn đóng bảo hiểm y tế; đóng bảo hiểm y tế không đủ số tiền phải đóng) Nghị định này, người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng trả lại hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến theo quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này. (Khoản 4 Điều 1)

2. Xác định rõ tổ chức là đối tượng xử phạt vi phạm hành chính:

Tổ chức là đối tượng xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã; nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài (trừ nhà đầu tư là cá nhân) và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam; tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp; đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; tổ hợp tác; các tổ chức khác theo quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 2)

3. Bổ sung một số hành vi bị xử phạt:

- Hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá mua, giá bán bất hợp lý đối với thuốc, trang thiết bị y tế, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh. (Khoản 3 Điều 14)

- Hành vi vi phạm quy định về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (Điều 15)

- Hành vi vi phạm quy định về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động (Điều 17)

- Hành vi vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia (người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia; ép buộc người khác uống rượu bia; uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;…); về bán, cung cấp rượu, bia; về khuyến mại rượu, bia; về quảng cáo rượu, bia; về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu, bia; về thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia; về tài trợ rượu, bia (Điều 30 đến Điều 37)

- Hành vi vi phạm quy định về khám sức khỏe; về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; về nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (Điều 46 đến Điều 48)

4. Quy định một số trường hợp được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính:

Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính quy định tại các điều 25, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37 Nghị định này (Khoản 1 Điều 114)

5. Bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho một số đơn vị:

Tại Chương 3 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP  quy định về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế, bên cạnh những chức danh đã được quy định trong nghị định cũ là Chủ tịch Ủy ban nhân dân (Điều 103), Thanh tra (Điều 104), Quản lý thị trường (Điều 105), Công an nhân dân (Điều 106), Nghị định còn bổ sung và làm rõ hơn về thẩm quyền xử phạt của các đơn vị khác: Hải quan (Điều 107), Bộ đội biên phòng (Điều 108), Cảnh sát biển Việt Nam (Điều 109), Cơ quan Thuế (Điều 110), Cơ quan Bảo hiểm xã hội (Điều 111) và cụ thể các lĩnh vực tại Điều 112.

          Nghị định 117/2020/NĐ-CP ra đời thay thế Nghị định 176/2013/NĐ-CP đã bổ sung, sửa chữa nhiều quy định mới phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, đặc biệt những hành vi vi phạm về lĩnh vực Y tế dự phòng đã tăng nặng mức xử phạt trong bối cảnh nước ta phải đối mặt với nhiều dịch bệnh nguy hiểm, có sự lây lan lớn trong cộng đồng. Trong thời gian tới, Sở Y tế Hà Tĩnh sẽ tăng cường các hình thức tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định đến người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.

                                                                                                                                                THANH TRA SỞ


Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 113
Tháng 12 : 172.735
Năm 2024 : 2.973.323
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.771.837