• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tuân thủ khuyến cáo, chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè

Từ đầu mùa nắng đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện các bệnh nguy hiểm như: viêm màng não, sốt mò, thủy đậu... khiến người dân lo lắng. Phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Lương Tâm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) tỉnh xung quanh vấn đề này.

Từ đầu mùa nắng đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện các bệnh nguy hiểm như: viêm màng não, sốt mò, thủy đậu... khiến người dân lo lắng. Phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Lương Tâm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) tỉnh xung quanh vấn đề này.

- Xin ông cho biết, Trung tâm YTDP tỉnh đã triển khai các hoạt động gì để phòng chống các dịch bệnh mùa hè?

Mùa hè, thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết triệt để, sự giao lưu đi lại mạnh mẽ, trong khi ý thức và hành vi vệ sinh phòng bệnh của người dân chưa tốt là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật, côn trùng truyền bệnh phát triển, tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

tuan thu khuyen cao chu dong phong chong dich benh mua he

Thời gian gần đây, bệnh nhân bị sốt mò nhập viện điều trị khá nhiều

Đáng lo ngại là mùa hè năm nay đã xuất hiện nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Theo thông báo của Bộ Y tế, trong 4 tháng đầu năm 2016, số ca mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm như tay chân miệng, sốt xuất huyết, Adeno, thủy đậu, quai bị, viêm não Nhật Bản... vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố.

Để chủ động phòng chống các dịch bệnh thường xẩy ra vào mùa hè, Trung tâm YTDP Hà Tĩnh đã yêu cầu các phòng y tế, trung tâm y tế/trung tâm YTDP huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, triển khai một số hoạt động: tham mưu UBND các huyện, thành phố, thị xã huy động các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội phối hợp với ngành Y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát của các loại dịch bệnh tại địa phương; tăng cường công tác giám sát các cơ sở khám chữa bệnh, phòng khám tư nhân và cộng đồng nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dịch như: sốt xuất huyết, Zika, tiêu chảy, tay chân miệng, tả, lỵ, thương hàn, viêm não Nhật Bản, liên cầu lợn... để kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống, không để dịch lan rộng.

Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường công tác tiêm chủng mở rộng, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng trên 95% quy mô xã, phường, thị trấn; chỉ đạo, thực hiện việc theo dõi giám sát véc-tơ định kỳ tại các xã điểm và nơi có ổ dịch cũ để dự báo tình hình dịch và triển khai các biện pháp dự phòng khi các chỉ số giám sát trên ngưỡng cảnh báo dịch; tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về dịch bệnh để người dân biết cách phát hiện bệnh và các biện pháp dự phòng phù hợp với từng bệnh. Khi trên địa bàn có trường hợp đầu tiên nghi ngờ mắc bệnh, cần tiến hành giám sát, điều tra, lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh, đồng thời, triển khai các biện pháp xử lý dịch, không để dịch lan rộng.

- Ông có khuyến cáo gì đối với người dân trong việc chủ động phòng tránh các dịch bệnh mùa hè?

Người dân cần tuân thủ các khuyến cáo của Bộ Y tế: không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để quạt thổi trực tiếp vào người để phòng bệnh đường hô hấp; thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; uống đủ nước và tăng cường dinh dưỡng, tăng cường ăn hoa quả để đảm bảo đủ vitamin nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể.

Ngoài ra, tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà... bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý hợp vệ sinh; thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... để ngăn chặn muỗi đẻ trứng.

Theo: Báo Hà Tĩnh


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.519
Tháng 12 : 169.348
Năm 2024 : 2.969.936
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.768.450