• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại 28/9/2015: Phòng chống bệnh dại - Căn bệnh chết người

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm trên toàn thế giới có khoảng 55 nghìn người chết do bệnh dại và hơn 15 triệu người phải tiêm vắc-xin phòng dại do bị động vật nghi dại cắn. Việt Nam nằm trong khu vực lưu hành cao bệnh dại, với khoảng hơn 100 người chết do bệnh dại hằng năm. Còn tại Hà Tĩnh, từ đầu năm đến nay có 958 người tiêm vắc xin phòng dại do bị động vật nghi dại cắn; có 01 người chết do bệnh dại. Bệnh dại là một trong các bệnh có số tử vong cao trong số các bệnh truyền nhiễm ở nước ta thời gian gần đây. Tuy nhiên, nhiều người còn chủ quan, thiếu kiến thức về phòng chống bệnh dại.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm trên toàn thế giới có khoảng 55 nghìn người chết do bệnh dại và hơn 15 triệu người phải tiêm vắc-xin phòng dại do bị động vật nghi dại cắn. Việt Nam nằm trong khu vực lưu hành cao bệnh dại, với khoảng hơn 100 người chết do bệnh dại hằng năm. Còn tại Hà Tĩnh, từ đầu năm đến nay có 958 người tiêm vắc xin phòng dại do bị động vật nghi dại cắn; có 01 người chết do bệnh dại. Bệnh dại là một trong các bệnh có số tử vong cao trong số các bệnh truyền nhiễm ở nước ta thời gian gần đây. Tuy nhiên, nhiều người còn chủ quan, thiếu kiến thức về phòng chống bệnh dại.

Tư vấn cho người bệnh trước khi tiêm phòng dại.

Nhà chị Trần Thị Hải, ở tổ dân phố 11, thị trấn Cẩm Xuyên có nuôi 6 con chó, nhưng chị Hải vẫn không tiêm phòng, đồng thời thả rong đi khắp nơi. Trước khi một con phát dại và chết đã cắn phải một số người trong xóm và ngay cả đứa con của chị nên mọi người đã phải vội vã đi tiêm phòng dại. Chị than thở: tôi nuôi chó mà không tiêm phòng nên dẫn đến hậu quả như thế này, nên phải vận động mọi người đi tiêm để tránh tình trạng bệnh nặng hơn và hối hận không kịp.

Theo bác sĩ Nguyễn Chí Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh: Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật; khi cắn hoặc liếm vào vết thương của người (da xây xát) hoặc da tiếp xúc trực tiếp với virut dại khi làm thịt chó. Lúc này, virut dại đi qua da, niêm mạc (bình thường, virut dại không qua da và niêm mạc nhưng khi da và niêm mạc bị tổn thương, ẩm ướt thì chúng mới có điều kiện xâm nhập) rồi xâm nhập vào máu, đến các tổ chức của cơ thể, đặc biệt là tổ chức thần kinh ngoại biên, sau đó đi đến não (thần kinh trung ương). Tại đây, virut dại theo dây thần kinh đi đến tuyến nước bọt, tản ra khắp hệ thống thần kinh và gây tổn thương tổ chức não dẫn đến viêm não cấp. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là: sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỉ lệ tử vong rất cao. Cho đến nay, chưa có một loại thuốc nào (cả Tây Y lẫn Đông Y) dùng để điều trị bệnh dại khi đã lên cơn.

Thời kỳ ủ bệnh của bệnh dại rất khác nhau tùy theo vết cắn và độc lực của virut, có thể từ 10 ngày đến 1 năm (trung bình từ 20 - 60 ngày). Nếu vết cắn ở gần thần kinh trung ương (đầu mặt cổ; đầu các ngón chân, ngón tay; bộ phận sinh dục, nhiều vết cắn, vết cắn sâu và rộng…), độc lực của virut dại mạnh thì thời kỳ ủ bệnh ngắn hơn các nơi khác. Thời kỳ toàn phát của bệnh, thông thường có 2 thể bệnh là thể hung dữ và thể liệt. Thể hung dữ, biểu hiện chủ yếu là sự kích thích tâm thần như hung dữ, điên khùng, hoảng loạn, đập phá và nhanh chóng đi đến hôn mê rồi tử vong. Với thể liệt, chiếm tỷ lệ thấp hơn. Người bệnh ít gặp triệu chứng sợ nước, gió. Lúc đầu đau cột sống thắt lưng, sau đó liệt cơ vòng (đại, tiểu tiện không tự chủ) rồi liệt chi trên. Khi tổn thương lan đến thành não thì bắt đầu xuất hiện liệt thần kinh sọ. Bệnh nhân sẽ tử vong do ngừng hô hấp và tuần hoàn.

Tiêm phòng dại là cách tốt nhất phòng bệnh dại ở người sau khi bị chó cắn

Ở nước ta, tình trạng nuôi chó thả rong, không tiêm phòng, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa rất phổ biến. Vì thế để đề phòng bệnh dại bác sĩ Thanh cho rằng: Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả để phòng chống bệnh dại. Không sử dụng dụng thuốc nam để điều trị hoặc tin vào những ông "thầy lang". Khi bị chó cắn hoặc tiếp xúc với chó nghi dại cần đến các Trung tâm Y tế Dự phòng để khám và tư vấn phòng bệnh dại.

Ngày thế giới phòng chống bệnh dại năm 2015 có chủ đề: “Cùng nhau chấm dứt bệnh dại bằng cách tiêm vắc xin phòng dại cho chó”. Theo Điều 4 khoản 1 điểm b Thông tư 48/2009/TT-BNNPTNT ghi rõ: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nuôi chó: Tại các đô thị, nơi đông dân cư, kể cả vùng nông thôn (trừ vùng sâu, vùng xa) tổ chức, cá nhân nuôi chó phải đăng ký với trưởng thôn, trưởng ấp hoặc tổ trưởng dân phố để lập danh sách, trình UBND xã, phường cấp sổ quản lý chó. Sổ quản lý chó phải ghi rõ ngày, tháng, năm sinh: loài, giống, tính biệt, màu lông; ngày gia đình bắt đầu nuôi, thời gian tiêm phòng các loại vacxin, số lô. Điều 6 khoản 1 điểm b: ở thành phố, thị trấn, khu đông dân cư, khi đưa chó ra khỏi khuôn viên của gia đình phải có dây xích, rọ mõm (đối với con dữ) và có người dẫn; phải tiêm phòng vacxin dại định kì hàng năm cho chó, mèo. Tuy nhiên, việc thực hiện Thông tư này còn "bỏ ngõ", chính quyền địa phương thì chưa tích cực trong việc triển khai thực hiện, người dân còn thiếu kiến thức do vậy việc tiêm phòng vác xin phòng dại cho chó chưa thực hiện đầy đủ, cũng như tình trạng thả rong chó, mèo hiện nay còn phổ biến

Thanh Loan


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.289
Tháng 04 : 200.115
Năm 2024 : 697.334
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.495.848