• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tràn lan nguyên liệu làm chè: Người tiêu dùng “nạp” độc vào người?!

Những ly chè mát lạnh, nhiều màu sắc là món ăn được ưa chuộng trong ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, khi nguyên liệu làm chè như thạch, hương liệu, trái cây dẻo... đều có giá “cực bèo” và rất mập mờ về chất lượng thì liệu người tiêu dùng có thật sự an toàn khi sử dụng?

Những ly chè mát lạnh, nhiều màu sắc là món ăn được ưa chuộng trong ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, khi nguyên liệu làm chè như thạch, hương liệu, trái cây dẻo... đều có giá “cực bèo” và rất mập mờ về chất lượng thì liệu người tiêu dùng có thật sự an toàn khi sử dụng?

tran lan nguyen lieu lam che nguoi tieu dung nap doc vao nguoi

Những túi hạt lựu, mứt táo, sơ ri nhiều màu, không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán tràn lan.

Thông thường, khi ăn chè, người ăn rất ít khi tò mò về những nguyên liệu có trong cốc chè, hơn nữa, giá lại khá rẻ khiến nhiều người trở nên “dễ tính”. Trong một lần tình cờ được “nghe lén” cuộc mua bán giữa người mua nguyên liệu về làm chè với người bán hàng khô tại chợ TP Hà Tĩnh, chúng tôi mới “tá hỏa” về món chè thập cẩm ngọt mát mà đầu hè đến nay, ngày nào cũng “nạp” ít nhất một ly vào người.

Chợ TP Hà Tĩnh được xem là “thủ phủ” của hàng khô, cung cấp nguyên liệu cho hầu hết các quán chè trên địa bàn với đầy đủ các sản phẩm như: đậu xanh, đậu đỏ, thạch khô, mứt các loại, hương vị… Chị Nguyễn Thị Hạnh - một khách hàng đang tìm mua nguyên liệu làm chè tại đây cho biết: “Chị đang đi sắm sửa để chuẩn bị mở quán chè tại nhà. Ngoài các nguyên liệu cơ bản thì việc cho thêm một ít nguyên liệu mới như thạch nhiều màu, thạch răng cưa, trân châu, hương chuối, va-ni… sẽ làm cho ly chè hấp dẫn hơn. Tính ra, nếu tự làm thạch từ bột sắn sẽ đắt hơn so với mua sẵn nên chị đang cân nhắc…”.

Theo khảo sát, những nguyên liệu này được bán theo cân và đựng trong túi ni-lông không nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. Khi có ý muốn mua bột lọc làm chè, một chủ quầy hàng khô ở chợ đon đả giới thiệu các mặt hàng như bột lọc răng cưa và hạt lựu (tên gọi theo hình dạng sản phẩm - PV) có nhiều màu sắc sặc sỡ với giá thành “cực bèo” 25.000 đồng/kg.

Theo như quảng cáo của người bán, bột lọc răng cưa và hạt lựu được làm từ bột sắn và cũng giống như loại ngũ cốc khác nên thời hạn sử dụng là “biết khi mô cho hư”. Người bán cũng nhiệt tình chỉ dẫn chỉ cần ngâm qua nước lạnh, sau đó, luộc lên cho nở to gấp nhiều lần là đã có những miếng bột lọc sần sật, giòn dai nên mỗi cân khô chế biến được rất nhiều thành phẩm. Khi chúng tôi tỏ ra băn khoăn về nguồn gốc xuất xứ của những sản phẩm này thì người bán cũng chỉ trả lời đại khái rằng, “tui cũng chỉ là người đi nhập hàng thôi!”.

Không riêng gì bột lọc làm sẵn, những gói mứt táo, sơ ri – một nguyên liệu ưa thích trong ly chè thập cẩm cũng làm chúng tôi phải “giật mình”. Những quả sơ ri chảy nước đựng sơ sài trong túi bóng, buộc túm bằng dây chun từ 0,5-1 kg giá 25.000-40.000 đồng được đặt ngổn ngang, xen lẫn các mặt hàng khác. Rồi những chai nước si rô với đầy đủ hương vị từ dâu, cam, táo, nho đến ca cao, sôcôla… giá từ 8.000-25.000 đồng/chai 0,5 lít. Đây là nguyên liệu chính để cho ra những ly nước giải khát mát lạnh được nhiều trẻ em ưa thích có giá từ 5.000 đồng/ly. Mặc dù những chai nước này có nguồn gốc xuất xứ nhưng với giá rẻ như thế này, liệu ai dám chắc có thật sự an toàn cho người sử dụng?

Khi lấy cớ “chê” hàng không rõ nguồn gốc không mua, chị chủ hàng tên T. “vặc” ngay: “Chai sirô nhập khẩu giá hơn trăm bạc ít người mua lắm, ở chợ chỉ bán chạy loại này thôi. Mà không mua thì thôi, tui bán khi mô đến dừ có ai bị chi mô”.

Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, việc sử dụng những thức ăn, đồ uống có chứa phẩm màu thuộc danh mục được phép sử dụng làm phụ gia thực phẩm của Bộ Y tế, trong giới hạn dư lượng cho phép thì không gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lạm dụng phẩm màu, hoặc chạy theo lợi nhuận, sử dụng các phẩm màu ngoài danh mục cho phép để chế biến thực phẩm, đặc biệt là các phẩm màu tổng hợp sẽ rất hại, có thể gây ngộ độc cấp tính, tích tụ lâu dài có thể dẫn đến ung thư.

Khi những nguyên liệu chế biến chè nói trên còn mập mờ về chất lượng thì rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để giúp người dân an tâm hơn khi sử dụng.

Theo: Báo Hà Tĩnh


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.866
Tháng 04 : 135.126
Năm 2024 : 632.345
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.430.859