• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả cần những việc làm cụ thể của mỗi người dân

Số ca mắc sốt xuất huyết ở nước ta đang gia tăng nhanh, nguyên nhân do thời điểm mùa hè thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi muỗi truyền bệnh phát triển; bên cạnh đó sự giao lưu đi lại của người dân cao đặc biệt là người dân từ vùng dịch đến/trở về địa phương, trong khi đó vẫn còn một số người dân chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn (Aedes) đốt người bệnh sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Do đó, cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy, phòng chống muỗi đốt bằng những việc làm cụ thể như sau:

kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh

1. Loại bỏ nơi muỗi đẻ trứng, diệt lăng quăng/bọ gậy:

Muỗi vằn đẻ trứng ở nơi có nước đọng như: Dụng cụ chứa nước của gia đình (chum, vại, bể nước,...), trong những dụng cụ phế thải có nước đọng (bát vỡ, lốp xe, chai lọ, vỏ dừa... ). Trứng muỗi nở thành bọ gậy (lăng quăng), sau đó phát triển thành muỗi vằn. Muỗi vằn thường sống trong nhà, ở những nơi tối, ẩm thấp và hút máu vào ban ngày chủ yếu lúc sáng sớm và chiều muộn. Làm giảm hoặc phá bỏ các ổ nước là nơi muỗi đẻ, cải thiện môi trường thì mật độ muỗi sẽ giảm. Theo phương châm: Không có bọ gậy/loăng quăng, không có muỗi vằn thì không có Sốt xuất huyết.

 Vì vậy, loại bỏ nơi đẻ trứng và trú ẩn của muỗi và diệt bọ gậy là việc đầu tiên cần làm bằng các biện pháp sau:

  • Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến để tránh nước đọng.
  • Bịt thật kín tất cả các dụng cụ chứa nước để tránh muỗi vào đẻ trứng.
  • Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (chum, vại, bể nhỏ...) hàng tuần. Dùng bàn chải cọ kỹ mép dụng cụ chứa nước vì muỗi đẻ trứng ở mép nước.
  • Đối với bể chứa nước lớn thì các hộ gia đình có thể thả cá rô, cá bảy màu để cá ăn lăng quăng/bọ gậy.
  • Đối với những dụng cụ chứa nước như bát nước bẩy kiến kê chân chân tổ ong, tủ đựng thức ăn,... thì có thể cho muối hoặc dầu ăn vào nước sẽ khiến muỗi không thể đẻ trứng.
  • Đối với bình đựng hoa, cây cảnh thủy sinh phải được thay nước hàng tuần.

2. Phòng chống, hạn chế muỗi đốt bằng các biện pháp:

  • Sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng sẽ giúp hạn chế nơi trú ẩn của muỗi.
  • Phát quang cây cối xung quanh nhà.
  • Mặc quần áo dài tay.
  • Ngủ trong màn, chú ý ngủ trong màn kể cả ban ngày.
  • Phun hóa chất diệt muỗi, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, vợt điện muỗi...
  • Dùng rèm che chắn, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
  • Người bị sốt xuất huyết cần được nằm trong màn, tránh muỗi đốt khiến bệnh lây lan bệnh cho người khác.
  • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.259
Tháng 09 : 276.586
Năm 2024 : 2.241.802
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.040.316