• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Hút thuốc lá và ung thư!

Hút thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 30% tổng số các loại ung thư ở người. Riêng đối với ung thư phổi, hút thuốc lá là nguyên nhân của trên 90% các trường hợp mắc. Nam giới từng hút thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi cao gấp 25 lần và có nguy cơ ung thư thanh quản gấp 13 lần so với người không hút thuốc lá.

Các chất độc trong thuốc lá và sản phẩm chuyển hóa của nó trong cơ thể người có thể gây ung thư theo nhiều cơ chế khác nhau như: gắn vào bộ gen và gây ra các đột biến gen ung thư; gắn lên màng tế bào và gây rối loạn quá trình phát triển của tế bào; hoặc gây viêm mạn tính dẫn đến quá trình tăng sinh mạch máu bất thường và phát triển thành ung thư.

Bệnh nhân ung thư Phổi gia tăng liên quan đến hút thuốc lá điều trị BVĐK Hà Tĩnh

 

Hút thuốc lá ở người tuổi càng trẻ, thời gian hút càng dài và số lượng thuốc lá hút trong một ngày càng nhiều thì có nguy cơ mắc ung thư càng cao. Khoảng 60% những người hiện đang hút thuốc lá sẽ tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Trung bình, những người hút thuốc lá sẽ làm giảm 10 năm tuổi thọ so với người không hút thuốc. Đối với những người hút thuốc lá ở độ tuổi trung niên (từ 35-69 tuổi), sẽ bị giảm khoảng 20 năm tuổi thọ.

Ngoài ra, có khoảng 67% những người sử dụng rượu có hút thuốc lá. Uống rượu gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, khiến tế bào nhạy cảm hơn với các chất gây ung thư. Do vậy, hút thuốc lá và uống rượu sẽ gây nguy cơ cộng hưởng, gây ung thư đường tiêu hóa trên (khoang miệng, hạ họng, thực quản) và ung thư gan. Đối với người nhiễm các loại virus viêm gan có hút thuốc lá, tỷ lệ mắc ung thư gan cũng cao hơn nhóm người ko hút thuốc ít nhất 1,5 lần.

Bỏ hút thuốc lá càng sớm, nguy cơ ung thư sẽ càng giảm, đặc biệt là bỏ thuốc trước 35 tuổi. Sau 5 năm ngừng hút thuốc thì nguy cơ bị ung thư phổi giảm 50%, sau 10 năm ngừng hút thuốc thì nguy cơ còn không đáng kể và gần như người không hút. Ngược lại, nếu tiếp tục hút thuốc sau khi chẩn đoán sẽ làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị, tăng khả năng tái phát và nguy cơ xuất hiện ung thư thứ phát. 

khói thuốc lá chứa trên 4000 hoá chất, trong đó có 43 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư 
nguy hiểm nhất là chất hắc ín, Nicotin, chất gây nghiện...

 

Tương tự, tuổi thọ của những người bỏ thuốc lá sớm cũng sẽ tăng so với người tiếp tục hút thuốc, cụ thể nếu bỏ thuốc ở tuổi 30, 40, 50, 69 sẽ tăng lần lượt 10, 9, 6, 3 năm tuổi thọ. Bác Nguyễn Văn Sơn, (60 tuổi, trú tại phường Nguyễn Du, Tp Hà Tĩnh) chia sẻ: “Có lần tôi tưởng chết vì không thở được, tôi hút thuốc nhiều đến mức từ 76kg bây giờ còn 50kg, điều trị có, cai nghiện thuốc có, nhưng vẫn không bỏ được, hậu quả tôi nhận được là căn bệnh ung thư phổi, bác sĩ bảo phổi tôi đen kịt, sớm bị di căn sang nhiều nơi, tôi khuyên chân thành ai hút thuốc hãy từ bỏ, nếu không muốn chết sớm”.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh là không bao giờ hút thuốc lá - hoặc bỏ hút thuốc. Đó là cơ hội tốt nhất để ngăn ngừa tổn thương phổi. Ngoài việc bỏ hút thuốc, điều quan trọng là tránh những nơi mà những người khác hút thuốc. Khói thuốc có thể góp phần tổn thương phổi thêm. Cần tạo môi trường sống sạch đẹp, bầu không khí trong lành, đồng thời tập luyện, giữ gìn thân thể khỏe mạnh, từ đó giúp cải thiện tổng thể sức khỏe và tăng cường cơ hô hấp.

Ngọc Hà


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 702
Tháng 04 : 141.047
Năm 2024 : 638.266
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.436.780