• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Những loại thực phẩm tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa

Cơ thể bạn luôn có vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa, đó chính là những vi khuẩn có lợi hay còn gọi là lợi khuẩn, chúng giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn có hại và nấm men phát triển trong ruột của bạn. Những chủng vi khuẩn thường gặp bao gồm Lactobacillus và Bifidobacterium.

Cơ thể bạn luôn có vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa, đó chính là những vi khuẩn có lợi hay còn gọi là lợi khuẩn, chúng giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn có hại và nấm men phát triển trong ruột của bạn. Những chủng vi khuẩn thường gặp bao gồm Lactobacillus và Bifidobacterium.

Lợi khuẩn cũng góp phần tạo nên vitamin K là vitamin cần thiết cho quá trình đông máu bình thường, ngoài ra còn rất cần thiết cho chức năng của hệ thống miễn dịch.

Việc “chăm sóc” những con vi khuẩn này – tức là cho chúng ăn – cũng rất quan trọng. Bạn có thể làm điều đó bằng cách ăn các loại thực phẩm có chứa các sợi gọi là fructo-oligosaccharides (FOS). Bạn không thể tiêu hóa các loại sợi này, nhưng chúng lại có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn.

Dưới đây là những loại thực phẩm với công dụng giúp vi khuẩn đường ruột có lợi của bạn hạnh phúc và khỏe mạnh.

Sữa chua

Sữa chua có lẽ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất được biết đến của lợi khuẩn. Ngoài lí do đó sữa chua cũng rất tốt cho cơ thể bạn bởi nó là nguồn cung cấp tuyệt vời canxi, protein và kali. Sữa chua với trái cây tươi, một chút mật ong nguyên chất và một số các loại hạt là một món tráng miệng hoặc ăn vặt hoàn hảo.

Pho mát để lâu

Ăn pho mát để lâu như cheddar và gouda sẽ cung cấp cho bạn nhiều vi khuẩn có lợi cùng với  cả canxi và protein. Các loại phô mát tươi như mozzarella và feta thì không chứa lợi khuẩn.

Dưa cải bắp

Dưa cải bắp là nguồn cung cấp tuyệt vời các loại lợi khuẩn, chất xơ, mangan, kali, sắt, canxi và vitamin C. Nhưng dưa cải bắp có hàm lượng natri khá cao, vì vậy nó có thể không phải là một lựa chọn tốt nếu bạn đang ăn kiêng muối.

Atisô

Atisô có nhiều chất xơ prebiotic mà lợi khuẩn cần để phát triển. Atisô còn có hàm lượng cao magiê, kali, vitamin C, và mangan và chứa ít calo.

Chuối

Chuối có nhiều chất xơ prebiotic hỗ trợ tăng trưởng lợi khuẩn, ngoài ra còn cung cấp nhiều mangan, kali, vitamin C và vitamin B-6.

Hành tây

Hành tây sẽ giữ cho vi khuẩn đường ruột của bạn “hạnh phúc” và chúng chứa ít calo. Hành tây cũng rất giàu mangan, vitamin C và kali. Hẹ là 1 loại thực phẩm có hương vị tương tự như hành tây và cũng chứa lợi khuẩn.

Tỏi tây

Tỏi tây cũng có hương vị tương tự như hành tây, và cũng có hàm lượng chất xơ cao giúp hỗ trợ lợi khuẩn phát triển. Không chỉ vậy tỏi tây còn có ít calo và giàu vitamin A, vitamin C, mangan, sắt và magiê.

Tỏi

Tỏi không chỉ thêm hương vị cho nhiều món ăn ngon, nó cũng hỗ trợ tăng trưởng lợi khuẩn trong cơ thể. Tỏi cũng có rất nhiều lợi ích khác tốt sức khỏe.

Kim chi

Kim chi được làm từ rau quả lên men, thường là bắp cải. Nó có một hương vị cay tuyệt vời. Kimchi là một nguồn cung cấp lợi khuẩn tuyệt vời, cùng với đó là chất xơ, vitamin A và C, canxi và các chất chống oxy hóa thường được tìm thấy trong các loại rau họ cải.

Măng tây

Măng tây rất giàu chất xơ, trong đó bao gồm cả những loại chất xơ hỗ trợ các lợi khuẩn. Ngoài ra măng tây còn có hàm lượng cao các loại vitamin và khoáng chất, thêm vào đó là có rất ít calo.

Theo: Báo SKĐS


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 9.794
Tháng 03 : 182.889
Năm 2024 : 484.959
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.283.473