• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

“Xét nghiệm HIV sớm- Hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020”

HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm, hiện chưa có vắcxin hay thuốc điều trị. Vì vậy, việc phát hiện sớm HIV là rất quan trọng để phòng lây nhiễm cho người thân và mọi người xung quanh. Để hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020, Hà Tĩnh đã tăng cường đầu tư cho công tác phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt là công tác xét nghiệm.

HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm, hiện chưa có vắcxin hay thuốc điều trị. Vì vậy, việc phát hiện sớm HIV là rất quan trọng để phòng lây nhiễm cho người thân và mọi người xung quanh. Để hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020, Hà Tĩnh đã tăng cường đầu tư cho công tác phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt là công tác xét nghiệm.

Chồng của chị Tô Thị T ở Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh bị nhiễm HIV vì tiêm chích ma túy. Khi nhiễm bệnh, anh không có triệu chứng gì cụ thể, vẫn khỏe mạnh bình thường như bao người khác và vì thế chị đã “vô tình” bị lây nhiễm HIV từ chính anh mà không hề hay biết. Chị chia sẻ: “Chỉ đến khi chồng tôi bị Zona thần kinh, uống thuốc mãi không khỏi bệnh, đến cơ sở y tế anh ấy mới biết mình bị nhiễm HIV. Các bác sĩ khuyên tôi nên đi xét nghiệm HIV sớm để xem có bị nhiễm hay không. Nhờ chủ động đến Trung tâm y tế làm xét nghiệm sớm, chúng tôi được cán bộ y tế tận tình thăm khám, tư vấn cũng như cung cấp các kiến thức, kỹ năng, phương tiện dự phòng lây nhiễm, tuân thủ gói dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Đến nay tôi đã có 3 bé gái không hề bị lây nhiễm HIV từ mẹ bị HIV”. Dù chưa có thuốc điều trị triệt để HIV nhưng thuốc kháng vi rút (ARV) đã giúp cả hai anh chị kéo dài cuộc sống khỏe mạnh, có thể lao động hàng ngày để lấy tiền chăm sóc các con khôn lớn.

Cán bộ Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS xét nghiệm máu phát hiện sớm HIV cho bệnh nhân

Bác sĩ Nguyễn Đình Du - Phụ trách phòng khám chuyên khoa HIV/AIDS và điều trị nghiện chất cho biết: Ngay cả khi ở giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng hoặc giai đoạn AIDS thì biểu hiện của bệnh AIDS vẫn không điển hình mà phụ thuộc vào triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác như viêm phổi, hoặc ỉa chảy, loét miệng... Vì vậy người thầy thuốc cũng không thể khẳng định bệnh nhân nhiễm HIV nếu không làm xét nghiệm HIV. Chỉ có xét nghiệm mới có thể khẳng định một người có nhiễm HIV hay không.

Hiện nay, có nhiều người không đi xét nghiệm HIV vì cho rằng có xét nghiệm cũng không giải quyết được gì, nhưng hiểu như vậy là không đúng. Mọi người cần biết về tình trạng nhiễm HIV của mình càng sớm càng tốt, bởi xét nghiệm sớm giúp người nhiễm HIV giảm khả năng lây truyền cho người khác; việc chăm sóc y tế, bao gồm cả điều trị bằng ARV sẽ được bắt đầu sớm, điều đó giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh, sống lâu hơn, an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh hơn. Thực tế hiện nay Việt Nam hiện có khoảng 250.000 người nhiễm HIV còn sống, tuy nhiên chỉ có khoảng gần 200.000 người nhiễm HIV được quản lý. Như vậy vẫn còn hơn 50.000 người nhiễm HIV chưa biết tình trạng nhiễm HIV, họ sẽ có thể “vô tình” là nguồn lây nhiễm HIV cho cộng đồng.

Tính đến 30/9/2017, Hà Tĩnh có 1.685 trường hợp nhiễm HIV. S ố nhiễm mới HIV/AIDS được phát hiện trong 9 tháng năm 2017 là 69 trường hợp. Trên trận chiến phòng chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn. Để hướng tới mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác), tiến tới kết thúc dịch AIDS ở Việt Nam vào năm 2030. Thời gian qua Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Tĩnh đã tăng cường đầu tư cho công tác xét nghiệm và công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người về dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.

Nhằm đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về phòng xét nghiệm HIV, Trung tâm tăng cường đào tạo nhân lực, tham gia các lớp hội thảo, tập huấn về công tác tư vấn, xét nghiệm do Trung ương tổ chức. Tổ chức tập huấn về tư vấn, xét nghiệm HIV cho tất cả cán bộ y tế tại 13 bệnh viện tuyến huyện, thị, thành phố; Giám sát, tư vấn, hỗ trợ về nhân sự, cách bố trí, tiêu chuẩn phòng xét nghiệm, hỗ trợ trang thiết bị cho các phòng xét nghiệm sàng lọc HIV tại 13 huyện, thị, thành phố nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm sàng lọc HIV. Trung tâm cũng đầu tư các trang thiết bị hiện đại như tủ an toàn sinh học, dàn ELISA, tủ lạnh âm sâu âm 40 - 860C và các trang thiết bị khác để phục vụ tốt công tác xét nghiệm.

Cử nhân Nguyễn Tiến Dũng- Trưởng khoa Xét nghiệm Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS cho biết: hiện có 2 hình thức là xét nghiệm tự nguyện và xét nghiệm bắt buộc. Các hình thức đều tuân thủ nghiêm ngặt 5 nguyên tắc: đồng thuận, bảo mật, tư vấn chính xác, kết nối với chăm sóc và điều trị. Khoa xét nghiệm Trung tâm có thể làm xét nghiệm sàng lọc cũng như xét nghiệm khẳng định HIV dương tính cho tất cả mọi người có nhu cầu làm xét nghiệm HIV.Trung bình hàng năm có 3500 đến 4000 trường hợp. Để hạn chế kinh phí và giảm thời gian chờ đợi làm xét nghiệm, trong năm 2018, Trung tâm sẽ triển khai 2 phòng xét nghiệm chẩn đoán HIV bằng 3 test nhanh nhằm thực hiện tốt mục tiêu 90% số người nhiễm được biết tình trạng nhiễm HIV của mình.

3 mục tiêu 90-90-90 có liên quan mật thiết với nhau. Nếu đạt được 3 mục tiêu quan trọng này thì chúng ta có thể phát hiện được hầu hết những người nhiễm HIV trong cộng đồng; điều trị được hầu hết những người nhiễm HIV với kết quả điều trị tốt, giảm tối đa khả năng lây nhiễm HIV cho người khác. Người đã nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh, từ đó có thể đạt được mục tiêu to lớn hơn là kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030. Xét nghiệm HIV sớm để biết tình trạng nhiễm HIV chính là tiền đề để đạt được các mục tiêu 90-90-90 mà Việt Nam đang hướng tới. Cũng chính vì lẽ đó, năm 2017, Việt Nam đã chọn chủ đề “Xét nghiệm HIV sớm - Hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020” cho Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2017.

Đoàn Loan


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3.370
Tháng 05 : 27.230
Năm 2024 : 746.529
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.545.043