• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh

Dấn thân tới vùng dịch bệnh, lặn lội phòng chống dịch tận những thôn làng xa xôi, bất kể thiên tai, lũ lụt, ngày đêm, mưa nắng - họ chính là những chiến sĩ áo trắng đã và đang chiến đấu không mệt mỏi trong trận chiến phòng, chống dịch bệnh đầy vất vả, nhiều rủi ro mà lại rất lặng thầm.

Dấn thân tới vùng dịch bệnh, lặn lội phòng chống dịch tận những thôn làng xa xôi, bất kể thiên tai, lũ lụt, ngày đêm, mưa nắng - họ chính là những chiến sĩ áo trắng đã và đang chiến đấu không mệt mỏi trong trận chiến phòng, chống dịch bệnh đầy vất vả, nhiều rủi ro mà lại rất lặng thầm.

Công việc lắm gian nan

Là người tâm huyết với công tác y tế dự phòng, Tiến sỹ Nguyễn Lương Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho biết, khác hệ điều trị là chữa khỏi bệnh cho từng cá thể thì hệ dự phòng làm công tác phòng chống dịch bệnh cho cả cộng đồng. Công việc của người làm công tácy tế dự phòng rất đa dạng như: giám sát, tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình các loại dịch bệnh truyền nhiễm; khi có dịch thì trực tiếp triển khai các biện pháp chống dịch, khống chế nhanh nhất, giảm thiểu số người mắc; bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Thế nhưng công tác y tế dự phòng nhiều khi cũng lắm gian nan. Những năm đầu 1996 và 1997 tôi được cử làm thư ký chương trình tiêm chủng mở rộng của Hà Tĩnh, thuộc khoa Dịch tễ- Trung tâm YTDP tỉnh. Hồi đó mới có các loại vắc xin trong chương trình đó là: Lao, DPT( Bạch hầu- ho gà- Uốn ván), viêm gan B, Sởi, Bại liệt. Để đạt được tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trên 90% cho trẻ em dưới 1 tuổi là cả một vấn đề. Tất cả anh em chúng tôi trong hệ thống Tiêm chủng mở rộng (TCMR) từ tỉnh đến huyện đều cùng nhau đến từng trạm y tế xã, truyền thông, tập huấn và kêu gọi các bà mẹ mang trẻ đi tiêm chủng, công việc vất vả nhưng đã mang lại nhiều thành công cho hệ thống TCMR tỉnh nhà.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh kịp thời triển khai công tác phòng,chống dịch bệnh tại các địa phương, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân

Gắn bó với nghề đã 23 năm, bác sĩ Nguyễn Chí Trung, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật có nhiều kỷ niệm vui, buồn mà anh không thể quên. Kỷ niệm làm anh nhớ nhất đó là năm 1998, khi anh cùng đồng nghiệp đi xử lý dịch sốt xuất huyết ở địa bàn Kỳ Anh. Lúc này anh em phải trực dịch 24/24 giờ, khi có báo cáo nghi ngờ bệnh phải lập tức điều tra, xử lý. Có lần đội phòng chống dịch của anh đến một số hộ gia đình để tuyên truyền và phun hóa chất nhưng họ lại đóng cửa không tiếp vì sợ ảnh hưởng mà không biết mức độ nguy hiểm của dịch bệnh nguy hiểm này. Anh và đồng nghiệp phải vừa giải thích vừa trấn an tinh thần người dân rằng đây là biện pháp để khống chế dịch không lan rộng và bảo vệ sức khỏe của gia đình. Nhờ khéo léo vận động, thuyết phục, cuối cùng người dân đã phối hợp và hỗ trợ đoàn thực hiện công việc.

Trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh ấy còn có sự đồng hành của những cán bộ làm công tác phòng, chống sốt rét. Ngày đêm bám sát cơ sở, giám sát véc tơ, lấy thân mình làm mồi nhử muỗi với mong muốn loại trừ bệnh sốt rét ra khỏi cộng đồng. Đó là những cán bộ phòng chống HIV/AIDS, tận tình bên cạnh bệnh nhân “dưới đáy cuộc đời” dù biết rằng chỉ sơ suất nhỏ, họ cũng sẽ có nguy cơ mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Hay cán bộ làm công tác xét nghiệm. Họ cũng phải trực tiếp tới vùng dịch lấy mẫu bệnh phẩm, rồi lặng lẽ làm việc sau cánh cửa phòng xét nghiệm, môi trường làm việc đầy rủi ro, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm không kém những cán bộ trực tiếp chống dịch, dập dịch. Và rồi những “chiến sỹ” làm công tác truyền thông, đến tận vùng dịch, từng buồng bệnh lây nhiễm, dùng chính ngòi bút của mình hỗ trợ đồng nghiệp, gỡ từng nút thắt, từng lỗ hổng kiến thức để cộng đồng hiểu, chia sẻ và tự bảo vệ mình…

Vẫn say nghề

Khó khăn là thế, mỗi cán bộ làm công tác y tế dự phòng vẫn luôn tâm huyết với nghề, gắn bó với sứ mệnh cao cả là bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Họ luôn cố gắng vượt qua những khó khăn, thách thức của nghề, của cuộc sống để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chính những nỗ lực, tận tụy của họ trong công tác phòng, chống dịch, nhiều dịch bệnh nguy hiểm, bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh đã được khống chế và đẩy lùi; bệnh bại liệt được thanh toán; từng bước khống chế các bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm...

Xét nghiệm xác định kháng thể IgM của Leptospira trong huyết thanh bằng kỹ thuật Elisa tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh.

Tiến sỹ Nguyễn Lương Tâm tâm sự: “Với các cán bộ làm công tác y tế dự phòng, phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều yếu tố vector gây bệnh, nhưng không phải vì thế mà chúng tôi lơ là nhiệm vụ của mình. Tôi vẫn thường động viên anh em trong Trung tâm rằng mình làm dâu trăm họ, phòng chống dịch, kiểm soát bệnh tật để người dân không mắc bệnh cũng là để con em mình được bảo vệ. Làm nghề nào cũng có rủi ro, nguy hiểm nhất định nhưng cái chính là phải làm đúng quy trình hướng dẫn, quy định và đúng trách nhiệm thì không có gì phải quá lo lắng”. Tiến sỹ Tâm cũng cho rằng niềm vui, niềm hạnh phúc của người làm công tác dự phòng, kiểm soát bệnh tật chính là cộng đồng biết cách phòng bệnh, có những hành vi có lợi cho sức khỏe để tự bảo vệ bản thân cũng như người thân của họ.

Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với công tác dự phòng vì một tình yêu công việc là phục vụ cộng đồng, những cán bộ, nhân viên Trung tâm Kiểm sát bệnh tật đang ngày đêm lặng thầm bảo vệ sức khỏe người dân, thật đáng trân trọng.

Phan Sang


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 7.827
Tháng 07 : 24.024
Năm 2024 : 1.163.331
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.961.845