• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tuổi 50 trở đi cần tầm soát các loại ung thư nào?

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ quan trọng, nhất là những người từ 50 tuổi trở đi cần được hướng dẫn thường khuyến cáo đi sàng lọc ung thư. Vậy các loại ung thư nào cần ưu tiên chủ động sàng lọc?

Khám sàng lọc hay tầm soát là làm xét nghiệm thăm khám lặp đi lặp lại định kỳ cho những người khỏe mạnh, không có triệu chứng hay biểu hiện bệnh. Mục đích của khám sàng lọc là phát hiện tổn thương ở giai đoạn sớm trước khi có biểu hiện ra bên ngoài (như ho máu, đau ngực, nổi u cục…). Còn phát hiện sớm là việc tìm ra tổn thương u và chẩn đoán được khối u trước khi bộc lộ triệu chứng.

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ quan trọng, nhất là những người từ 50 tuổi trở đi cần được hướng dẫn thường khuyến cáo đi sàng lọc ung thư. Ảnh minh hoạ

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ quan trọng, nhất là những người từ 50 tuổi trở đi cần được hướng dẫn thường khuyến cáo đi sàng lọc ung thư. Ảnh minh hoạ.

Vì sao cần khám sàng lọc ung thư?

Tỷ lệ ung thư ở nước ta đang tăng nhanh chóng hầu hết nguyên nhân đều do phát hiện ung thư quá muộn. Phần lớn những triệu chứng của căn bệnh ung thư vào giai đoạn đầu thường không rõ ràng, khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Do vậy, người bệnh hay mang tâm lý chủ quan, khi phát hiện thì bệnh đã vào giai đoạn muộn. Điều đó dẫn tới việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế, tầm soát ung thư là việc làm quan trọng cần được thực hiện định kỳ.

Tầm soát ung thư sẽ giúp phát hiện ung thư từ sớm. Nhờ đó, người bệnh có thể có phương hướng và phác đồ điều trị phù hợp, tăng khả năng điều trị bệnh tận gốc và giúp tiết kiệm chi phí. Mặt khác, bạn có thể chủ động hơn trong việc điều trị và giữ gìn sức khỏe. Đồng thời, bạn cũng có được tâm lý thoải mái nếu nhận được kết quả tốt như mong muốn.

Tuy nhiên, việc tầm soát ung thư sớm có thể gặp các bất lợi như kết quả dương tính giả, khiến người bệnh giác lo lắng. Hay khi bác sĩ tìm thấy những thứ nghi ngờ sẽ tiến triển thành ung thư. Điều này dẫn đến những điều trị không thực sự cần thiết, được gọi là điều trị quá mức. Đau trong quá trình làm thủ thuật, hoặc việc tiếp xúc với tia phóng xạ từ chụp nhũ ảnh trong tầm soát ung thư vú, hoặc chụp CT scan liều phóng xạ thấp trong tầm soát ung thư phổi. Mặc dù liều phóng xạ của các xét nghiệm này là tương đối thấp nhưng nếu thực hiện lặp lại nhiều lần sẽ mang lại nhiều bất lợi cho bạn. Vì vậy các chuyện gia khuyên bạn cần đến cơ sở uy tín để tầm soát.

Các loại ung thư cần tầm soát khi bạn ngoài 50

  • Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư phổ biến. Do thói quen ăn uống khác nhau nên một số vùng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.

Tầm soát ung thư dạ dày là phát hiện ung thư trước khi nó có bất kỳ triệu chứng gì, nhờ đó phát hiện được ung thư ở giai đoạn sớm và bệnh được điều trị dễ dàng hơn nhiều so với giai đoạn muộn.

Trên 80% bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn sớm không có biểu hiện lâm sàng hoặc triệu chứng bị nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày khác như: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…

Nếu bạn có chế độ ăn uống không hợp lý quanh năm, dạ dày sẽ bị tổn thương lâu dài. Sau tuổi 50, chức năng tiêu hóa suy giảm, các tổn thương dạ dày ngày càng lộ rõ nên cần chú ý đến việc phòng ngừa và sàng lọc ung thư dạ dày.

  • Ung thư phổi

Nhiều người tử vong do ung thư phổi vì hút thuốc lá lâu ngày hoặc làm các công việc độc hại (tiếp xúc bụi, silic...). So với X-quang, chụp CT rõ ràng và toàn diện hơn, đồng thời cũng có thể xác định chính xác hơn liệu các nốt trên phổi có phải là ung thư hay không. Bạn nên sử dụng CT liều thấp để giảm bức xạ không cần thiết. Ung thư phổi là loại ung thư gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Tỷ lệ mắc ung thư phổi tại Việt Nam cao thứ hai chỉ sau ung thư gan. Hơn 80% các trường hợp ung thư phổi phát hiện ở giai đoạn sớm có thể chữa khỏi. Thế nhưng, phần lớn các trường hợp ung thư phổi chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn.

Nhiều người có các nốt trong phổi, hầu hết là vết sẹo của nhu mô phổi do nhiễm trùng phổi trước đó gây ra, một số ít nốt trong phổi là biểu hiện sớm của ung thư phổi. Những nốt này có thể được phát hiện trên CT trước khi ung thư phổi phát triển gây ra các triệu chứng. Các nốt nhỏ này có thể bị bỏ qua khi chụp X-quang.

Để quá trình chụp CT cắt lớp phổi có kết quả chính xác, người bệnh nên: lựa chọn đúng địa chỉ uy tín, nhịn ăn 4 - 6 tiếng trước khi chụp có tiêm thuốc cản quang. Báo với bác sĩ nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, đang mắc các bệnh lý như: suy thận, dị ứng, tim mạch, hen suyễn,...

Tuổi 50 trở đi cần tầm soát các loại ung thư nào?- Ảnh 3.

Hơn 80% các trường hợp ung thư phổi phát hiện ở giai đoạn sớm có thể chữa khỏi.

  • Siêu âm gan và xét nghiệm Alpha-fetoprotein

Ung thư gan cũng nằm trong số những bệnh ung thư hàng đầu ở nhiều quốc gia. Gan có vai trò giải độc và tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất trong hệ tiêu hóa, khi chức năng gan suy giảm, cơ thể sẽ có những thay đổi bệnh lý rõ rệt. Những người có tiền sử nghiện rượu hoặc nhiễm virus viêm gan nên siêu âm màu gan định kỳ.

Alpha-fetoprotein (AFP) là protein huyết tương có nồng độ cao trong máu thai nhi. Thông thường, một protein AFP sẽ được tạo ra bởi các tế bào gan chưa trưởng thành trong bào thai. Về sinh lý, vào năm đầu đời khi mới sinh, trẻ có nồng độ AFP trong máu tương đối cao, giảm dần xuống mức thông thường. Những người trưởng thành khỏe mạnh và không mang thai thường có nồng độ AFP trong máu rất thấp (không vượt quá 10 ng/ml). Phát hiện hàm lượng alpha-fetoprotein là phương pháp hữu hiệu để chẩn đoán bước đầu của ung thư gan.

  • Tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là loại u ác tính phụ khoa thường gặp nhất và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Mặc dù đã có vaccine ngừa HPV, nó vẫn không thể ngăn chặn hoàn toàn sự xuất hiện của bệnh, vì vậy chúng ta cần tiến hành sàng lọc phù hợp để phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm.

Tầm soát ung thư giúp phát hiện bệnh sớm, tăng tỷ lệ điều trị thành công đến 80 – 90%. Khi bệnh ở giai đoạn 2, tỷ lệ khỏi là 75%, ở giai đoạn 3 là 30 – 40% và 15% ở giai đoạn 4. Tỷ lệ mắc phải căn bệnh này càng cao hơn khi phụ nữ vào độ tuổi trung niên (30-64 tuổi). Việc thực hiện khám và xét nghiệm bằng phương pháp nào, tần suất ra sao nên dựa vào tư vấn của bác sĩ để có hiệu quả nhất. Như vậy, thay vì thực hiện tầm soát hằng năm thì chị em phụ nữ có thể thực hiện 2 -3 năm/ lần.

Hiện nay các phương pháp phát hiện ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến là xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap test hoặc TCT/LCT) và xét nghiệm HPV.


Nguồn: Báo SKĐS
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.582
Tháng 12 : 174.204
Năm 2024 : 2.974.792
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.773.306