• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ trong 10 ngày tới

Thực hiện Văn bản số 8220/BNN-ĐĐ ngày 31/10/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn bản số 6612/UBND-NL1 ngày 01/11/2024 của UBND tỉnh về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ trong 10 ngày tới, Sở Y tế vừa có văn bản gửi các đơn vị trong ngành về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ trong 10 ngày tới. Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương thực hiện các nội dung sau:

Triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Văn bản số 8220/BNN-ĐĐ ngày 31/10/2024; Văn bản số 1297/TCKTTV-QLDB của của Tổng cục Khí tượng thủy văn; Văn bản số 6197/UBND-NL1 ngày 16/10/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh tại về chủ động các giải pháp ứng phó với tình hình thiên tai thời gian tới.

Chủ động tổ chức theo dõi sát, cập nhật thông tin dự báo mưa, lũ có thể xảy ra để kịp thời chỉ đạo; rà soát, cập nhật phương án ứng phó mưa, lũ trên địa bàn để triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”, không để bị động, bấtngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về 2 tài sản cho người dân.

Các đơn vị tổ chức lực lượng trực 24/24h tại các cơ quan, đơn vị để chủ động xử lý các tình huống có thể xảy ra, kịp thời báo cáo về Sở Y tế và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để chỉ đạo.

Tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sắp xếp, ổn định các cơ sở khám chữa bệnh khi bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, bảo đảm công tác khám chữa bệnh cho nhân dân; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, bão gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân; đảm bảo cung ứng đủ
thuốc chữa bệnh thiết yếu cho nhân dân, kịp thời bổ sung dự trữ thuốc, hoá chất, vật tư dự trữ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Triển khai các phương án bảo vệ các sở y tế tại các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa lũ; chủ động sơ tán cơ sở tế ở những vùng thấp, có nguy cơ bị ngập úng, lũ quét, sạt lở đất. Củng cố và duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch để hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát và xử lý dịch bệnh

Triển khai ngay các hoạt động vệ sinh môi trường sau mưa lớn và lũ lụt, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó; tổ chức thu gom rác thải và xác động vật chết, sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất khử trùng để xử lý khi chôn xác động vật chết tránh phát sinh các dịch, bệnh truyền nhiễm.

Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ. Cung cấp hóa chất khử khuẩn môi trường, hướng dẫn, hỗ trợ người dân triển khai thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng Chloramin B, Aquatabs hoặc những hóa chất khử khuẩn khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại các vùng bị mưa lớn, ngập lụt.

Rà soát, đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các vùng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng do thiên tai, nhất là vùng có thể bị ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; chủ động triển khai các phương án phòng chống dịch bệnh khi có tình huống xảy ra. Tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trước, trong và sau mưa, lũ như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn..

Nhật Thắng


Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5.372
Tháng 11 : 130.570
Năm 2024 : 2.712.072
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.510.586