• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Nơi chăm sóc những bệnh nhân đặc biệt

Mỗi khi nhắc đến Bệnh viện tâm thần Hà Tĩnh người ta thường nghĩ ngay đến những con người có số phận bất hạnh, ngây ngây, dại dại… có những nỗi thương cảm nhưng cũng có những cảm giác sợ hãi. Thế nhưng, nơi đây có những “chiến sỹ áo trắng” đang ngày đêm âm thầm lặng lẽ chăm sóc cho những bệnh nhân đặc biệt này.

Đặc thù của Bệnh viện Tâm thần là chăm sóc, điều trị cho những người “điên”, tâm lý của bệnh nhân không ổn định, có những lúc rất hiền, nhưng cũng có những lúc hò hét, đập phá, chống đối, không hợp tác. “Để chăm sóc tốt cho bệnh nhân, cán bộ y tế phải thấu hiểu bệnh nhân, không những phải hiểu về bệnh lý mà còn phải hiểu về tâm lý, hoàn cảnh của mỗi bệnh nhân”, bác sỹ Trần Hậu Anh, Trưởng Khoa cấp tính nữ chia sẻ.

 

Có thâm niên 25 năm chăm sóc những bệnh nhân tâm thần, bác sỹ Trần Hậu Anh luôn yêu thương bệnh nhân, giúp đỡ đồng nghiệp. Bởi theo bác sỹ Anh, họ là những người không may mắn mắc phải căn bệnh sẽ đeo đẳng họ suốt cuộc đời. Hơn nữa, họ thường bị cộng đồng xa lánh, sợ sệt. “Tôi cảm thấy thương bệnh nhân và đồng cảm chia sẻ với đồng nghiệp. Bởi có rất nhiều người nghĩ những người làm trong ngành này sẽ bị ảnh hưởng tâm lý. Nhưng mình không nghĩ thế, mình vẫn sống cuộc sống bình thường”, bác sỹ Anh tươi cười tâm sự.

Những bệnh nhân đến đây được cán bộ Y tế chăm sóc chu đáo...

 

"Đã chọn nghề này xác định là vất vả, gặp nhiều nguy hiểm. Có nhiều cán bộ y tế bị bệnh nhân đánh vào đầu, tay, chân; việc bị trầy xước chân, tay, chảy máu là chuyện bình thường. Tôi không nhớ nổi có bao nhiêu lần bị bệnh nhân tấn công", điều dưỡng Trần Khắc Tới(Khoa cấp tính nam) cười.

Trao đổi với nữ điều dưỡng vừa có tuổi đời ít, vừa mới vào công tác tại Khoa cấp tính nam tròn một năm, em Nguyễn Thị Nguyệt bọc bạch: “Trước khi vào đây, em làm tại Bệnh viện đa khoa Thạch Hà, quen với việc chăm sóc cho những người “tỉnh”. Khi mới vào đây, em có cảm giác sợ hãi, lo lắng, mỗi khi có bệnh nhân kích động, đập phá, tối về ngủ vẫn còn giật mình. Nhưng khi bình thường nhìn họ rất đáng thương. Có nhiều bệnh nhân đến giờ ăn họ quên không ăn, cả tuần họ không tắm; lúc đó em và một số đồng nghiệp phải động viên, dỗ dành để họ tắm và đưa họ đi ăn”.

 

Nơi đây không chỉ là tâm thần phân liệt các bệnh nhân tâm thần mắc phải nhiều rối loạn khác như: lo âu, mất ngủ, trầm cảm, hưng cảm, nghiện rượu, “ngáo đá”… Cũng có những bệnh nhân tâm thần còn mắc phải các chứng bệnh khác như: tim mạch, tiểu đường, huyết áp, lao, HIV... Do đó, đòi hỏi các y, bác sỹ hằng ngày phải “gồng mình” giành giật với số phận, để được nắm lấy tay bệnh nhân đưa họ trở về từ “cõi điên”.

và tư vấn hướng dẫn tận tình.

 

 

 “Thế nhưng hiện nay có đến hơn 60% người dân chưa coi trọng sức khỏe tâm thần. Hầu hết bệnh nhân đến đây đều bị nặng, khi “hết thuốc chữa” lúc đó họ mới tìm đến bệnh viện tâm thần”, bác sỹ Trần Hậu Anh trãi lòng.

 

Chị N.T.T là một trong những bệnh nhân được các y, bác sỹ Bệnh viện tâm thần Hà Tĩnh chữa trị khỏi bệnh “điên” sau ba tháng điều trị vui mừng: “May đến đúng địa chỉ nên chị mới khỏe mạnh, đứng nói chuyện với em thế này. Trước khi vào đây chị mất ngủ kéo dài kèm theo đau đầu, chán ăn. Cứ nghĩ đơn giản nên mua vài liều thuốc về uống, nhưng bệnh lại nặng hơn, sinh ra nói nhãm, chán sống. Người nhà không biết cứ đưa chị đi nhiều nơi điều trị nhưng không khỏi. Tất cả các bệnh nhân đến đây đều được các y, bác sỹ chăm sóc tận tình”.

Đồng thời cán bộ y tế giám sát, theo dõi từng bệnh nhân uống thuốc

 

Hầu hết bệnh nhân đến đây đều có hoàn cảnh khó khăn, nhiều gia đình sau khi đưa bệnh nhân đến nhập viện xong bỏ bệnh nhân ở lại phó mặc cho bệnh viện, có nhiều trường hợp vô gia cư. Từ năm 2014 UBND tỉnh hỗ trợ bữa ăn miễn phí cho đối tượng hộ nghèo điều trị nội trú tại bệnh viện, mỗi ngày 03% mức lương cơ bản, tức là 44.700/ngày. Tuy nhiên, số bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện thuộc diện hộ nghèo rất ít, mỗi năm trung bình có khoảng 15% bệnh nhân là hộ nghèo. Còn 85% bệnh nhân thuộc các gia đình cận nghèo, bảo trợ xã hội, vô gia cư, lang thang cơ nhở, hoàn cảnh khó khăn; những bệnh nhân này rất cần đến sự quan tâm, chia sẽ của cộng đồng, xã hội. 

 

Theo báo cáo của Bệnh viện tâm thần tỉnh, năm 2019, có 3.908 lượt bệnh nhân đến khám chữa bệnh, trong đó có 1.090 bệnh nhân bị tâm thần phân liệt; 924 bệnh nhân động kinh; 1.894 bị rối loạn tâm thần khác. Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú: 1.165 người. Số bệnh nhân hiện đang được quản lý điều trị dự phòng tại cộng đồng là 2.629(trong đó có 1.609 bệnh nhân tâm thần phân liệt; 1.020 bệnh nhân động kinh.

Thanh Loan


Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 598
Tháng 05 : 16.001
Năm 2024 : 735.300
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.533.814