• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tăng cường công tác khám, phân loại, điều trị bệnh sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết

Hiện nay, bệnh dịch sởi, bệnh tay chân miệng (TCM), sốt xuất huyết (SXH) có số mắc cao hơn so với cùng kỳ năm trước và có xu hướng tiếp tục tăng, do vậy số khám, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gia tăng, đặc biệt tại các bệnh viện tuyến cuối gây ra tình trạng quá tải và nguy cơ nhiễm chéo bệnh dịch trong bệnh viện.

Hiện nay, bệnh dịch sởi,  bệnh tay chân miệng (TCM), sốt xuất huyết (SXH) có số mắc cao hơn so với cùng kỳ năm trước và có xu hướng tiếp tục tăng, do vậy số khám, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gia tăng, đặc biệt tại các bệnh viện tuyến cuối gây ra tình trạng quá tải và nguy cơ nhiễm chéo bệnh dịch trong bệnh viện. Nhằm tăng cường công tác khám, phân loại, điều trị bệnh sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết chống quá tải, giảm lây nhiễm chéo và giảm tử vong trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Sở Y tế đã yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thực hiện tốt những nội dung sau:

Tăng cường công tác truyền thông trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng: bằng mọi biện pháp truyền thông (qua loa đài, hướng dẫn trực tiếp, tờ rơi, poster..) để người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế, học sinh thực tập hiểu rõ đường lây: Bệnh sởi lây theo đường hô hấp; bệnh TCM lây theo đường tiêu hóa, nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ; bệnh SXH do muỗi Aedes aegypyi truyền bệnh. Tổ chức hướng dẫn khuyến cáo hoặc bắt buộc phải thực hiện: Đối với người bệnh sởi và nghi sởi mang khẩu trang khi đi khám bệnh, đối với trẻ nhỏ (không mang khẩu trang được) thì người nhà dùng khăn giấy che miệng trẻ khi ho, hắt hơi. Đối với bệnh TCM phải rửa tay bằng xà phòng mỗi khi chăm sóc, vệ sinh cho trẻ. Đối với bệnh SXH phải phòng chống muỗi đốt khi nằm viện.

Chăm sóc bệnh nhân nhi mắc tay chân miệng tại BVĐK Thành phố Hà Tĩnh

Công tác khám bệnh: Tổ chức phân luồng và có khu khám riêng để sàng lọc bệnh sởi, nghi sởi; Nhập viện điều trị nội trú những ca bệnh sởi, SXH, TCM năng theo đúng hướng dẫn, đúng tuyến điều trị để tránh quá tải và giảm lây chéo trong bệnh viện; Tổ chức tư vấn, hướng dẫn người bệnh biết cách chăm sóc ca bệnh nhẹ ở nhà để giảm chi phí điều trị cho gia đình và xã hội, tránh được lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Công tác điều trị: Đối với bệnh sởi: Bố trí khu vực thu nhận bệnh sởi và nghi sởi riêng biệt tại khoa Truyền nhiễm, khoa Nhi hoặc khu vực cách ly của các khoa lâm sàng trước khi có chẩn đoán xác định bệnh sởi. Chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao cần thiết theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi được ban hành kèm theo Quyết định số 1327/QĐ-BYT ngày 18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Đối với bệnh TCM: Bố trí khu vực điều trị đảm bảo cách ly với khu vực điều trị bệnh sởi để tránh lây nhiễm chéo. Thu dung, điều trị người bệnh theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng ban hành kèm theo Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế và tham khảo các nội dung chuyên môn trong Cẩm nang chẩn đoán và xử trí bệnh tay chân miệng ở trẻ em của Bộ Y tế do Nhà xuất bản y học phát hành năm 2013 và chỉ đạo của các bệnh viện tuyến trên. Đối với các ca bệnh sởi nặng, ca bệnh TCM nặng phải điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, Hồi sức cấp cứu cũng phải đảm bảo việc cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo. Đối với bệnh SXH: Cơ sở KCB phải đảm bảo việc tránh muỗi đốt người bệnh SXH (để phòng ngừa muỗi đôt sang người bệnh khác). Đối với ca bệnh nặng phải tổ chức hội chẩn khoa, liên khoa, bệnh viện theo quy định hoặc xin ý kiến hướng dẫn, trao đổi thông tin, hỗ trợ về chuyên môn của tuyến trên.

Các cơ sở KCB phải căn cứ số lượng và mức độ bệnh tăng cường nhân lực, khu vực điều trị nội trú nhằm hạn chế giảm quá tải cho nhân viên y tế làm công tác điều trị bệnh dịch và hạn chế việc người bệnh truyền nhiễm phải nằm ghép. Tổ chức tập huấn lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi, TCM, SXH đã được Bộ Y tế ban hành cho nhân viên y tế tham gia khám, điều trị các bệnh truyền nhiễm nói trên. Phối hợp tốt giữa bệnh viện với y tế dự phòng trong việc phát hiện, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.

Tính từ đầu năm đến ngày 08/10/2018, cả nước ghi nhận có 1.093 ca dương tính với sởi/2.942 ca sốt phát ban nghi sởi, tử vong 01 ca; 61.821 ca TCM, 06 ca tử vong; 67.414 ca mắc SXH, tử vong 11 ca. Tại Hà Tĩnh đã ghi nhận các ca bệnh Sởi, TCM, SXH rải rác ở các địa phương và có nguy cơ bùng phát thành dịch.

Thu Hòa


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 7.999
Tháng 11 : 167.323
Năm 2024 : 2.748.825
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.547.339