• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Thoát vị đĩa đệm và cách phòng tránh

Theo báo cáo của Bệnh viện Y học cổ truyền, từ đầu năm đến nay có gần 1.500 bệnh nhân vào điều trị nội trú tại Tổ Phục hồi chức năng, có đến 90% bệnh nhân bị đau lưng, đau cổ trong đó 50% bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, chủ yếu ở lứa tuổi 30 đến 60.

Theo báo cáo của Bệnh viện Y học cổ truyền, từ đầu năm đến nay có gần 1.500 bệnh nhân vào điều trị nội trú tại Tổ Phục hồi chức năng, có đến 90% bệnh nhân bị đau lưng, đau cổ trong đó 50% bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, chủ yếu ở lứa tuổi 30 đến 60.

Bác sĩ CKII Dương Đăng Hiền, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền cho biết: có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm, nhưng nguyên nhân phổ biến là tư thế sai trong lao động , vận động và hoạt động, đặc biệt hay gặp nhất là việc bê vác vật nặng, tập thể dục không đúng cách; do thoái hoá tự nhiên như tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống , vẹo, thoái hóa cột sống ; do bị tai nạn hay các chấn thương cột sống; do di truyền . Thông thường có hai dạng: thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường có biểu hiện đau vùng cổ, gáy, vai, dọc theo cánh tay, tê cánh tay, bàn tay, các ngón tay; yếu cơ cánh tay, ngón tay… bệnh lâu ngày sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như: teo cơ tay dẫn tới liệt một hoặc hai cánh tay; thoái vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có các triệu chứng thường gặp: đau, tê vùng thắt lưng, mông, dọc theo đùi, cẳng chân, bàn chân... và dễ gây nên những biến chứng nghiêm trọng như: teo cơ đùi, liệt chân...

Châm cứu là biện pháp tốt trong điều trị bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm

Để phòng thoát vị đĩa đệm mọi người nên tạo cho mình thói quen tập các môn thể dục phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi, làm việc trong tư thế lưng thẳng, vai đều cân đối, mắt nhìn thẳng; khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để phòng chữa kịp thời. Những người đã và đang bị thoát vị đĩa đệm cần đến các cơ sở y tế để được lựa chọn áp dụng liệu pháp điều trị thích hợp, tránh trường hợp bệnh nặng mới chữa thì sẽ không hiệu quả. Bên cạnh đó cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý: bổ sung cá hồi, cá ngừ, tôm, cua đồng, nước hầm từ xương, cà rốt, súp lơ, nấm hương, mộc nhĩ…  trong các bữa ăn; tăng cường ăn những quả chín như đu đủ, cam, chanh, hạnh nhân, sữa, ngũ cốc.

Thanh Loan


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.043
Tháng 04 : 177.708
Năm 2025 : 736.919
Năm trước : 3.028.770
Tổng số : 12.564.203