• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Hương Sơn tích cực, chủ động phòng chống bệnh tay, chân, miệng

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tại huyện Hương Sơn, từ ngày 24/9 đến nay đã ghi nhận 24 ca bệnh tay chân miệng (TCM) rải rác ở các xã Sơn Kim II: 08 ca; Sơn Thịnh 05 ca; Sơn Bình 06 ca; Sơn Hòa 04 ca; Thị trấn Phố Châu 01 ca. Hầu hết đã khỏi bệnh, hiện còn 04 ca TCM tại xã Sơn Hòa chưa khỏi bệnh.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tại huyện Hương Sơn, từ ngày 24/9 đến nay đã ghi nhận 24 ca bệnh tay chân miệng (TCM) rải rác ở các xã Sơn Kim II: 08 ca; Sơn Thịnh 05 ca; Sơn Bình 06 ca; Sơn Hòa 04 ca; Thị trấn Phố Châu 01 ca. Hầu hết đã khỏi bệnh, hiện còn 04 ca TCM tại xã Sơn Hòa chưa khỏi bệnh.

Cán bộ Trạm Y tế Phố Châu huyện Hương Sơn khám, kiểm tra sức khỏe cho các bé tại Trường
Mầm non thị trấn Phố Châu

Bác sĩ Lê Nhật Thành, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hương Sơn cho biết: “Hiện bệnh TCM đã xuất hiện rải rác tại một số xã của huyện và có nguy cơ lây lan. Vì thế, để phòng tránh bệnh lây lan thành dịch, Trung tâm đã hướng dẫn phụ huynh theo dõi trẻ: khi trẻ có các biểu hiện của bệnh thì cho trẻ nghỉ học, cách ly, điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, Trung tâm thực hiện vệ sinh khử khuẩn CloraminB tại tất cả các Trường Mầm non; hướng dẫn nhà trường hàng ngày vệ sinh tất cả các dụng cụ, đồ chơi cho các bé. Đồng thời, Trung tâm tiếp tục cử các bộ theo giõi, giám sát, hướng dẫn… nhằm không để bệnh lây lan thành dịch”.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Lương Tâm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh: Dịch bệnh TCM thường xuất hiện vào tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở trẻ nhỏ dưới 05 tuổi, với các biểu  hiện sốt 37 đến 38 độ, loét miệng, lợi, lưỡi đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm, xuất hiện các nốt phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối… Bệnh TCM lây truyền theo đường tiêu hóa, nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Vì thế, để phòng bệnh TCM cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng kỹ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; làm sạch các dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, cầu thang, nhà cửa, trường học bằng các dung dịch khử khuẩn CloraminB; khi trẻ bị bệnh, gia đình và nhà trường theo hướng dẫn của cán bộ y tế, cần cách ly cho đến khi trẻ hết các vết loét, nốt phỏng; các gia đình và nhà trẻ khi thấy trẻ có các dấu hiệu nói trên hãy đưa ngay các cháu đến các cơ sở y tế để được khám, cách ly và điều trị kịp thời, nhằm tránh các biến chứng có thể xảy ra và nhằm hạn chế lây lan bệnh thành dịch./.

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh tay, chân, miệng(TCM) đang vào mùa dịch và có xu hướng gia tăng. Tính từ đầu năm đến ngày 08/10/2018, cả nước ghi nhận có 61.821 ca tay chân miệng, trong đó có 06 ca tử vong ở khu vực phía Nam.

Thanh Loan


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.689
Tháng 05 : 26.549
Năm 2024 : 745.848
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.544.362