• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Bài Phát thanh tuyên truyền Thánh hành động PC HIV/AIDS năm 2021

Kính thưa quý vị và các bạn!

Vi rút HIV gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể con người không còn sức chống chọi lại các bệnh tật và dễ có nguy cơ tử vong. Năm 1981 tại Los Angerles - Mỹ, lần đầu tiên trên thế giới con người phát hiện ra vi rút HIV. Cho đến nay trên thế giới đã có trên 60 triệu người nhiễm HIV và trong số đó có hơn 30 triệu người đã tử vong.

Sau hơn 30  năm kể từ khi Việt Nam phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên năm 1990. Tính đến 31/9/2021, có 211.981 trường hợp nhiễm HIV, 191.850 trường hợp chuyễn sang giai đoạn AIDS và đã có 103.426 trường hợp tử vong do AIDS.

Tại Hà Tĩnh, trường hợp được phát hiện đầu tiên vào tháng 05 năm 1997, tính đến 31/9/2021 đã có 1.959 trường hợp nhiễm HIV/AIDS được phát hiện, 983 trường hợp chuyển AIDS và đã có 404 trường hợp tử vong do AIDS.

HIV/AIDS là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tất cả mọi người đều có nguy cơ lây nhiễm HIV nếu không tìm hiểu những kiến thức để tự phòng tránh lây nhiễm HIV cho bản thân và cho gia đình mình.

Vi rút HIV lây truyền từ người này sang người khác qua ba con đường như sau:

- Lây truyền qua đường máu: như dùng chung bơm kim tiêm trong tiêm chích ma túy, tiêm truyền… dùng chung các vật nhọn xuyên chích qua da như kim châm cứu, dao cạo râu, dụng cụ xăm lông mi, lông mày, dùng chung dụng cụ ngoáy tai, dùng chung bàn chải đánh răng, truyền máu và các sản phẩm của máu có vi rút HIV….

- Lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn: như quan hệ tình dục với gái mại dâm không dùng bao cao su, quan hệ tình dục với nhiều người không dùng bao cao su.

- Lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai, khi sinh và khi cho con bú. Nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con có tỷ lệ khoảng 25-40%.

Trong sinh hoạt thông thường như ăn chung mâm cơm, cùng ngồi nói chuyện, uống nước, bắt tay, dùng chung nhà tắm, nhà vệ sinh, cùng chơi thể thao,…. đều không có nguy cơ lây nhiễm HIV. Vì thế mà chúng ta có thể sống cùng người nhiễm HIV/AIDS một cách bình thường khi cả hai bên cùng có kiến thức để dự phòng lây nhiễm HIV cho mình và cho người khác.

Trung tâm KSBT Hà Tĩnh


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 645
Tháng 12 : 173.267
Năm 2024 : 2.973.855
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.772.369