• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Sức trẻ cùng xây dựng ngành Y tế

Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế tháng 2-1955, Bác Hồ đã chỉ rõ nhiều vấn đề cần làm của ngành y tế, nhưng nổi bật là hai nội dung chính: Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ y tế và xây dựng nền y học của Việt Nam trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng. Thực hiện lời dạy của Bác, thế hệ trẻ ngành Y tế Hà Tĩnh đã, đang nối tiếp truyền thống, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tu dưỡng bản thân xây dựng ngành Y tế Hà Tĩnh ngày càng phát triển.

Bs.Phạm Thị Phương – Phó Giám đốc Bệnh viện Phục Hồi Chức Năng: Mong muốn xây dựng bệnh viện của người khuyết tật.

Là bác sỹ tim mạch làm việc hơn 10 năm trong lĩnh vực nội tim mạch, gắn bó với biết bao bệnh nhân tim mạch, biết bao đêm mất ngủ cùng người bệnh khó thở do suy tim khi thay đổi thời tiết, trăn trở cùng các bệnh nhân tai biến mạch máu não cấp.... Khi mới chuyển sang lĩnh vực phục hồi chức năng tôi phải mất vài tuần định hình lại tâm tư, xác định lại mục tiêu của mình. Tôi đã cố gắng trau dồi kiến thức phục hồi chức năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Hằng ngày chứng kiến các bệnh nhân liệt nửa người, liệt hai chân, liệt tứ chi từ nằm liệt giường từng ngày tiến triển rồi có thể tự đi lại phục vụ bản thân... tôi đã thấy niềm vui trong mặt họ và hạnh phúc trong mắt mình. 

 

Tình yêu với ngành phục hồi chức năng lớn dần trong tôi cùng với sự tái hòa nhập cuộc sống của người bệnh sau tai biến mạch máu não, sau chấn thương sọ não hay chỉ là nụ cười của người bệnh sau cơn đau vai gáy, đau lưng cấp mỗi khi ra viện. Tôi đang cùng với tập thể bệnh viện từng bước xây dựng mô hình phục hồi chức năng toàn diện, xây dựng bệnh viện Phục hồi chức năng trở thành bệnh viện của người khuyết tật”.

 

Bác sỹ Nguyễn Phi Thành - Trưởng phòng Tim mạch can thiệp BVĐK Hà Tĩnh: nỗ lực làm chủ các kỹ thuật cao vì sức khỏe người bệnh.

 

Bệnh lý Tim mạch đã và đang là bệnh thường gặp nhất ở các nước phát triển cũng như đang phát triển, là một trong những nhóm bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao. Hơn thế nữa, bệnh lý tim mạch có nhiều biến chứng nặng nề không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân mà còn là gánh nặng cho xã hội và gia đình, chi phí cho chăm sóc và điều trị cũng rất tốn kém. 10 năm làm bác sỹ điều trị tại khoa Tim mạch Lão học bệnh viện Đa khoa tỉnh, tôi luôn nỗ lực hết mình để góp phần chăm sóc sức khỏe cho người bệnh ngày càng tốt hơn. Tôi đã được cử đi học tim mạch can thiệp 2 năm tại khoa tim mạch can thiệp BV Chợ Rẫy.

Trong năm 2019 , với sự chỉ đạo quyết liệt, quan tâm của Ban giám đốc, khoa Tim mạch-Lão học đã triển khai thành công can thiệp mạch vành qua da góp phần chẩn đoán, điều trị các bệnh lý tim mạch ngày càng hoàn thiện, đầy đủ hơn. Trước đây khi chưa có tim mạch can thiệp, một số bệnh nhân hội chứng vành cấp vào khoa, đặc biệt là các trường hợp kèm theo biến chứng nặng như trụy mạch, shock tim, rối loạn nhịp tim, suy hô hấp... đa phần là tử vong, nay nhờ kỹ thuật này đã cứu sống đước nhiều trường hợp bệnh nhân rất nặng, nguy kịch. Tôi và các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên trong đơn vị Tim mạch can thiệp nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ để phát huy những kỹ thuật đã làm được, và triển khai thêm nhiều kỹ thuật mới trong tương lai: can thiệp mạch máu ngoại biên, thăm dò điện sinh lý, điều trị rối loạn nhịp tim bằng RF..... góp phần nâng cao uy tín của bệnh viện, chất lượng điều trị, giảm chi phí, giảm tải cho tuyến trên.

 

Cử nhân Trần Thị Thùy Dương – Phó trưởng khoa Cận Lâm Sàng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: Nâng cao năng lực xét nghiệm, chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh.

 

Ngay từ khi ra trường tôi đã được về công tác tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh (nay là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh). Môi trường làm việc cởi mở, thân thiện và chuyên nghiệp đã giúp tôi phát huy được năng lực sở trường của mình. Tôi được phân công phụ trách lĩnh vực an toàn sinh học và quản lý chất lượng của Trung tâm. Trong quá trình làm việc và tìm tòi nghiên cứu các văn bản pháp luật Nhà nước, tôi đã tham gia góp ý xây dựng, nâng cấp hệ thống labo xét nghiệm cho các lĩnh vực: sinh hóa, huyết học, viruts/huyết thanh học, sinh học phân tử, côn trùng- kí sinh trùng, phòng xét nghiệm khẳng định HIV/AIDS và phòng xét nghiệm sinh học phân tử đạt an toàn sinh học cấp 2.

 

Với quyết tâm chuẩn hóa phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn Quốc tế, năm 2019 tôi cùng với tập thể cán bộ khoa cận lâm sàng xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phòng thí nghiệm Hóa lý và Vi sinh  đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017. Khẳng định năng lực xét nghiệm chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt và thực phẩm của đơn vị, nhằm tăng nguồn thu dịch vụ xét nghiệm, giúp người dân trong địa bàn tỉnh hạn chế phải đưa mẫu ra ngoại tỉnh hay tuyến trung ương xét nghiệm, đảm bảo hồ sơ công bố sản phẩm hàng hóa theo yêu cầu Luật An toàn vệ sinh thực phẩm.

 Hiện nay, tôi được giao phụ trách labo xét nghiệm Sinh học phân tử. Tôi đã mạnh dạn đề xuất ban giám đốc nâng cấp labo xét nghiệm, đầu tư mới trang thiết bị, để đẩy mạnh triển khai các  xét nghiệm sinh học phân tử bằng kỹ thuật PCR, realtime PCR trên các nhóm bệnh như lao, viêm gan B, C, ung thư cổ tử cung…

 

Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo ngành và đơn vị, hiện nay tôi cùng đồng nghiệp đang nỗ lực chuẩn bị các điều kiện để tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật xét nghiệm vi rút corona bằng kỹ thuật real time PCR, nhằm chủ động trong công tác xét nghiệm, giảm thời gian chờ đợi kết quả, góp phần tích cực phòng chống dịch bệnh do Covid – 19.

 

Bác sỹ Phan Hồng Quân – Trạm Y tế xã Sơn Kim I – Hương Sơn:Nỗ lực vì sức khỏe của người dân vùng biên giới.

 

“ Y tế cơ sở là tuyến đầu của ngành y tế, trong hoạt động gặp rất nhiều khó khăn. Xã Sơn Kim I là xã vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa điều kiện kinh tế, giao thông đi lại khó khăn, ý thức của một số người dân về công tác chăm sóc sức khỏe chưa cao, nên công tác y tế ở đây càng khó khăn gấp bội. Trước những khó khăn thách thức đó đòi hỏi người làm công tác y tế càng phải trăn trở học hỏi sáng tạo trong cách làm để vượt qua và nâng cao được chất lượng y tế tuyến xã, hướng tới sự hài lòng của người dân.Chúng tôi phải  thường xuyên tuyên truyền vận động bà con thay đổi nhận thức để nâng cao sức khoẻ, vừa học tập nâng cao trình độ chuyên môn và luôn luôn rèn luyện y đức để phục vụ bà con được tốt hơn. 

Vừa qua, tôi đánh giá rất cao mô hình trạm điểm đã đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất tạo điều kiện cho các trạm y tế nâng cao chất lượng. Đặc biệt với mô hình trạm điểm quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm theo nguyên lý y học gia đình tại cơ sở rất có hiệu quả. Đã có hiệu ứng rất cao trong việc giúp người dân được tiếp cận dịch vụ y tế gần nhất,thuận lợi nhất và chi phí thấp nhất, giảm tải tuyến trên và hơn hết người dân được hưởng lợi rất nhiều. Tôi cùng tập thể trạm Y tế Sơn Kim I đang tiếp tục nỗ lực phấn đấu để phát huy có hiệu quả mô hình cũng như xây dựng trạm y tế trở thành địa chỉ tin cậy trong chăm sóc sức khỏe cho người dân nơi đây.

Thu Hòa

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 295
Tháng 05 : 15.698
Năm 2024 : 734.997
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.533.511