• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tổ chức bữa ăn gia đình văn hóa và dinh dưỡng hợp lý

Bữa ăn gia đình đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và văn hóa ẩm thực là bữa ăn bảo đảm cho mọi người được ăn no với đủ chất dinh dưỡng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với khả năng kinh tế của từng gia đình, phù hợp với khẩu vị và có sự chia sẻ tình cảm với những người thân trong gia đình hoặc bạn bè thân thuộc.

Bữa ăn gia đình đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và văn hóa ẩm thực là bữa ăn bảo đảm cho mọi người được ăn no với đủ chất dinh dưỡng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với khả năng kinh tế của từng gia đình, phù hợp với khẩu vị và có sự chia sẻ tình cảm với những người thân trong gia đình hoặc bạn bè thân thuộc.

Bữa ăn gia đình bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và văn hóa ẩm thực cần chú ý trong việc lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn phù hợp với độ tuổi, nhu cầu và cách thức tổ chức bữa ăn có văn hóa, gắn kết yêu thương, thể hiện nền nếp, truyền thống của gia đình. Đặc biệt, việc chọn lựa thực phẩm phải phù hợp dinh dưỡng, tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp ẩm thực địa phương: Cần chọn đủ thực phẩm của 8 nhóm thức ăn để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng; lựa chọn thực phẩm tươi sống bằng cảm quan; đọc nhãn để biết rõ thành phần, xuất xứ, hạn sử dụng; lựa chọn thực phẩm và phương pháp chế biến phù hợp phong tục tập quán của từng vùng miền, địa phương. Chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thay đổi thực đơn và cách chế biến để bữa ăn gia đình không bị nhàm chán, các món ăn ngon miệng, hấp dẫn, đẹp mắt... Trong bữa ăn gia đình cần thực hiện c hế độ ăn uống cho một số đối tượng, như:

Bữa ăn gia đình dinh dướng và hợp lý: Ảnh Minh họa

Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi: Thức ăn cho trẻ phải từ mềm đến cứng, từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều (nhất là trẻ dưới 3 tuổi). Chế biến phù hợp với đặc điểm sinh lý và khả năng tiêu hóa của trẻ (cơm mềm, dẻo, thức ăn chín mềm,…). Cho trẻ ăn nhiều bữa. Phối hợp nhiều loại thức ăn để bữa ăn đủ chất và cân đối, gồm nhiều loại thực phẩm: gạo, thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ, dầu, mỡ, rau, củ, quả tươi…Thường xuyên thay đổi thực phẩm và cách chế biến món ăn để trẻ ăn ngon miệng và ăn hết suất. Khi thay đổi món ăn phải tập cho trẻ thói quen dần, tránh thay đổi đột ngột. Không cho trẻ ăn nhiều món lạ cùng một lúc vì sức đề kháng của trẻ còn yếu, sự thích nghi với thức ăn lạ chưa cao. Hạn chế thức ăn nhiều đường (không quá 10gam đường/ngày), tuyệt đối không ăn kẹo, bánh trước bữa ăn. Cần chú ý tới vệ sinh thực phẩm và vệ sinh trong ăn uống để đề phòng tránh nhiễm khuẩn và bệnh đường ruột ở trẻ. Cần cho trẻ uống đủ nước. Trẻ càng bé càng cần đủ nước. Nước uống của trẻ cần đun sôi kỹ. Mùa đông cho trẻ uống nước ấm, mùa hè uống nước mát. Rèn luyện cho trẻ có thói quen tốt trong ăn uống: ăn đúng giờ, ăn nóng, hợp vệ sinh, sạch sẽ. Không la mắng và phạt trẻ trước và trong khi ăn. Không bắt ép trẻ ăn khi trẻ không muốn ăn.

Phụ nữ mang thai: Tăng cường bổ sung dinh dưỡng thông qua đa dạng thực phẩm nên có ít nhất 10 loại thực phẩm/1 bữa chính. Lượng lương thực, thực phẩm trung bình một ngày tăng dần tùy theo từng giai đoạn (3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối) mang thai. Ngoài việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn, bà mẹ cần uống bổ sung sắt và acid folic hoặc đa vi chất theo qui định của y tế. Không nên dùng các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc..         Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi. Giảm ăn mặn nhất là đối với những người mẹ có phù, tăng huyết áp hoặc bị nhiễm độc thai nghén để tránh tai biến khi đẻ.  Phụ nữ có thai không nên quá kiêng khem, ít ăn rau, củ, quả, cá hay mỡ… gây bất lợi cho sức khỏe, ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của mẹ và thai nhi, giảm lượng  sữa sau sinh. Những thực phẩm sẵn có như cua, ốc, tôm, tép, trứng, rau xanh, quả chín nên được ưu tiên lựa chọn.

Người lớn (đang tuổi lao động): Người lao động nhiều cần năng lượng chất đạm cao hơn người nhàn rỗi. Lao động càng nặng nhọc, nhu cầu về năng lượng càng cao. Đối với những người lao động trí óc, hoặc ít hoạt động nên hạn chế sử dụng thức ăn có nhiều chất béo và chất đường bột. Chế độ ăn uống thừa năng lượng, gây cho cơ thể bị béo phì làm ảnh hưởng không tốt đến tim mạch (nhồi máu cơ tim, rối loạn tim mạch…).

Người cao tuổi (người già): số lượng ít hơn, chất lượng cao hơn, ăn nhiều rau, quả hơn, ăn nhạt, ăn ít đường, ít mỡ hơn, đa dạng thực phẩm hơn...

Đối với n gười bệnh mạn tính (tăng huyết áp, đái tháo đường)

Người bệnh đái tháo đường: Đủ chất đạm (thịt/cá), béo (dầu/mỡ), bột (gạo/ngô/khoai), vitamin và các chất khoáng, đủ nước để giữ cân nặng bình thường. Phân chia khẩu phần thành nhiều bữa để không gây tăng đường huyết quá mức sau ăn. Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn. Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày; Duy trì được cân nặng bình thường; Ăn giảm muối, mỡ...; Ăn giàu chất xơ (rau, củ quả) vì nó có tác dụng làm giảm tăng đường máu.

Bữa ăn cần phù hợp với thói quen ăn uống của bệnh nhân, đơn giản và không quá đắt tiền. Không thay đổi quá nhanh và quá nhiều về khối lượng các bữa ăn và số lần ăn trong ngày.

Người bệnh tăng huyết áp: Ăn giảm muối hơn bình thư­ờng, nên sử dụng d­ưới 6g/ ngày; Giảm chất béo, nên dùng dầu thực vật tức là các loại dầu và các hạt có dầu; Ăn nhiều rau xanh và trái cây chứa nhiều kali, muối khoáng như ổi, chuối, cam, bưởi… N­ước uống vừa phải, nên uống chè sen, chè hoa hoè, n­ước râu ngô, nư­ớc rau luộc…

Nhằm bảo đảm cho việc ăn uống cân đối về mặt dinh dưỡng, giúp cho cơ thể khỏe mạnh, các chuyên gia dinh dưỡng đã hình tượng hóa lượng thực phẩm tiêu thụ của một người trong tháng xếp theo nhóm thực phẩm, gọi là “Tháp dinh dưỡng”.

Đây là chế độ ăn dành cho người trưởng thành tại Việt Nam. Số lượng cho phép tiêu thụ mỗi ngày của các nhóm thực phẩm sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ ít (đỉnh tháp) đến nhiều (đáy tháp).

Thu Hòa


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 336
Tháng 03 : 173.431
Năm 2024 : 475.501
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.274.015