• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là loại thức ăn hoàn hảo để trẻ sơ sinh phát triển toàn diện mà không có loại thức ăn nào có thể thay thế được. Trong sữa mẹ có chứa các chất đề kháng và dưỡng chất, các chất này đáp ứng đầy đủ nhu cầu thay đổi của bé và bảo vệ bé khỏi viêm nhiễm, bệnh tật. Việc cho trẻ bú mẹ không chỉ có lợi cho trẻ, mà còn có lợi cho bà mẹ trên nhiều phương diện.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là loại thức ăn hoàn hảo để trẻ sơ sinh phát triển toàn diện mà không có loại thức ăn nào có thể thay thế được. Trong sữa mẹ có chứa các chất đề kháng và dưỡng chất, các chất này đáp ứng đầy đủ nhu cầu thay đổi của bé và bảo vệ bé khỏi viêm nhiễm, bệnh tật. Việc cho trẻ bú mẹ không chỉ có lợi cho trẻ, mà còn có lợi cho bà mẹ trên nhiều phương diện.

Những lợi ích từ sữa mẹ đối với trẻ:

- Sữa mẹ luôn duy trì ở một nhiệt độ ổn định, thích hợp cho bé, do vậy tuyệt đối an toàn và vô trùng cho bé. Sữa mẹ hoàn toàn tự nhiên và phù hợp với những bà mẹ muốn nuôi và chăm sóc con theo ý mình. Đáp ứng nhu cầu của bé nhanh chóng và dễ dàng nhất ở mọi lúc mọi nơi mà không phải mất thời gian pha chế, đo lường.

- Hạn chế nguy cơ tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh như: tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, hen suyễn...Trẻ em được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch lúc trưởng thành. Giảm nguy cơ về các bệnh dị ứng, chàm và nhiễm trùng tai. Các bé không được bú mẹ sẽ có nguy cơ thấp còi hơn so với trẻ được bú nhiều sữa mẹ.

- Thúc đẩy sự phát triển của xương hàm.

- Chất sắt trong sữa mẹ luôn dễ hấp thu hơn chất sắt trong sữa công thức

- Sữa mẹ tốt cho sự phát triển của trí thông minh, thị lực, hệ thần kinh và ruột của bé.

- Sữa mẹ cung cấp tất cả các dưỡng chất mà bé cần trong sáu tháng đầu đời và cho sự phát triển của trí thông minh, thị lực, hệ thần kinh và ruột của bé.

- Sữa mẹ thay đổi trong từng giai đoạn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và phát triển của trẻ sơ sinh.

Lợi ích cho mẹ khi cho con bú:

- Giúp mẹ nhanh chóng trở lại trọng lượng như trước khi mang thai. Việc cơ thể tích lũy chất béo trong giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ chính là để sử dụng trong thời gian cho con bú.

- Giúp tử cung trở lại kích thước và hình dạng bình thường như trước khi mang thai. Cho con bú cũng có thể giúp tử cung co bóp và trục xuất các sản phẩm còn sót lại như nhau thai, màng nhầy và giúp sớm chấm dứt hiện tượng chảy máu âm đạo sau sinh.

- Làm giảm khả năng phát triển ung thư buồng trứng và ung thư vú giai đoạn tiền mãn kinh.

- Làm giảm khả năng phát triển bệnh loãng xương và bệnh tiểu đường tuýp 2.

- Giúp tiết kiệm tiền mua sữa (công thức) cho bé.

Các nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ:

Cho trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh (trong 1 giờ đầu) để kích thích mẹ tiết sữa; đặc biệt là để trẻ được tận hưởng nguồn sữa non , là loại sữa mẹ đặc biệt, được tiết ra trong 3 ngày đầu sau đẻ. Sữa non sánh đặc, có màu vàng nhạt hoặc trong. Sữa non chứa nhiều đạm hơn sữa trưởng thành, chứa nhiều kháng thể giúp trẻ phòng chống dị ứng và nhiễm khuẩn; sữa non có tác dụng xổ nhẹ giúp đào thải phân su, giảm vàng da ở trẻ sơ sinh; chứa nhiều yếu tố tăng trưởng giúp cho đường ruột của trẻ tiếp tục hoàn thiện sau sinh; giàu vitamin A giảm mức độ nặng khi trẻ bị các bệnh nhiễm khuẫn. Cho trẻ bú theo nhu cầu bất kể ngày đêm. Bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu, không cần ăn thêm bất kỳ thức ăn đồ uống nào khác. Bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ được bú cả sữa đầu và sữa cuối.Thời gian trung bình mỗi bữa bú 15 – 20 phút. Nên cai sữa khi trẻ được 24 tháng hay lâu hơn nếu có thể. Khi mẹ bị bệnh, trẻ ốm, trẻ không tự bú được thì nên vắt sữa và cho trẻ ăn bằng thìa.

Cách duy trì nguồn sữa mẹ:

Chế độ dinh dưỡng: Cần duy trì chế độ dinh dưỡng phong phú để đảm bảo nguồn sữa cho bé. Ngoài ra, cũng có thể ăn thêm các món ăn giúp tăng tiết sữa như cháo móng giò, thịt gà, xôi nếp, đu đủ... uống nhiều nước và ăn nhiều các loại canh rau.

Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc cũng là cách làm tăng sữa mẹ, bởi giấc ngủ ngoài việc giúp hồi phục sinh lực cho mẹ mà còn là lúc sữa được sản sinh nhiều.

Tinh thần thoải mái: Người mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý,giữ tinh thần thật thoải mái, thư giãn, khi cơ thể được thư giãn sẽ rất có lợi cho việc tăng tiết sữa. Tránh bị căng thẳng, áp lực, lo âu... sẽ dễ bị mất sữa.

Giữ mức cân nặng hợp lý: Sau khi sinh, cần giữ mức cân nặng hợp lý để cơ thể khỏe mạnh vì nếu giảm cân quá nhanh có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Tối thiểu người mẹ nên duy trì trọng lượng tăng khoảng 4 kg sau sinh để đảm bảo duy trì nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

Tăng cường cho bé bú đêm: Khi người mẹ bắt đầu đi làm trở lại, thì sẽ không thể cho bé bú thường xuyên để duy trì nguồn sữa nữa, lúc này biện pháp đưa ra là tăng cường cho bé bú đêm. Khi bé bú đêm, lượng sữa trẻ nhận được vẫn đủ sữa theo nhu cầu, đồng thời sẽ càng kích tiết sữa giúp nguồn sữa của mẹ dồi dào hơn.

Bác sĩ Bùi Quốc Hùng

Giám đốc Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 861
Tháng 04 : 196.687
Năm 2024 : 693.906
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.492.420