• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Những trường hợp phụ nữ mang thai nào cần xét nghiệm Zika?

Bộ Y tế khuyến cáo, một phụ nữ mang thai khi tính đến phương án xét nghiệm Zika thì chỉ nên thực hiện nếu đang mang thai trong ba tháng đầu có dấu hiệu: sốt phát ban hoặc các triệu chứng đau mỏi cơ khớp, viêm kết mạc; đang sinh sống hoặc đã đến những vùng có dịch; đã quan hệ với chồng hoặc bạn tình có xét nghiệm dương tính với Zika.

Bộ Y tế khuyến cáo, một phụ nữ mang thai khi tính đến phương án xét nghiệm Zika thì chỉ nên thực hiện nếu đang mang thai trong ba tháng đầu có dấu hiệu: sốt phát ban hoặc các triệu chứng đau mỏi cơ khớp, viêm kết mạc; đang sinh sống hoặc đã đến những vùng có dịch; đã quan hệ với chồng hoặc bạn tình có xét nghiệm dương tính với Zika.

Trước lo ngại nhiều phụ nữ mang thai sẽ vội vã đến các bệnh viện, trung tâm xét nghiệm để yêu cầu thực hiện xét nghiệm truy tìm vi rút Zika sau khi Việt Nam đã có hai trường hợp dương tính với vi rút Zika, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu hướng dẫn tạm thời chăm sóc phụ nữ mang thai trong bối cảnh dịch bệnh do vi rút Zika.

Theo Bộ Y tế, bệnh do virus Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu muỗi vằn Aedes truyền có thể gây thành dịch. Ngoài ra bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con. Tổ chức y tế thế giới đã khẳng định tình hình dịch bệnh do virus Zika hiện nay là một sự kiện cộng đồng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế do nghi ngờ có sự kiên quan giữa nhiễm virus Zika với các trường hợp mắc chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh do các bà mẹ bị nhiễm đến nay chưa có thuộc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 12 ngày, người bị bệnh thường có các biểu hiện như sốt nhẹ, phát ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp. Tuy nhiên, khoảng từ 60%- 80% trường hợp nhiễm Zika không có biểu hiện lâm sàng.

Theo PGS.TS Trần Danh Cường, Phó Giám đốc BV Phụ sản TƯ, với người bình thường, Zika không nguy hiểm. Như WHO cho biết, biểu hiện bệnh còn nhẹ hơn sốt xuất huyết với 80% ca bệnh tự khỏi mà không cần chữa trị đặc biệt. Nhưng với thai phụ, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, vi rút có nguy cơ gây ra hội chứng đầu nhỏ.

“Dù chưa có những bằng chứng chắc chắn, nhưng như WHO cảnh báo, những thai phụ mang thai trong 3 tháng đầu mà xác định mắc Zika thì phải được theo dõi chặt chẽ. Việc phát hiện hội chứng đầu nhỏ không khó vì bằng siêu âm 2 tuần/lần để theo dõi sự phát triển của chu vi vòng đầu, so sánh với bảng phát triển bình thường theo tháng tuổi, nếu bất thường sẽ nhận ra ngay”, TS Cường nói.

Ông cũng chia sẻ quan điểm, khi phát hiện thai nhi mắc hội chứng đầu nhỏ do Zika nên dừng thai nghén. Một số nước không cho phép nhưng ở Việt Nam thì được phép đình chỉ thai nghén vì lý do này. Bởi không riêng gì hội chứng đầu nhỏ do vi rút Zika, mà mắc hội chứng đầu nhỏ do các nguyên nhân khác, trẻ sinh ra không tử vong nhưng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về thần kinh và vận động.

Tuy nhiên, TS Cường cũng nhấn mạnh, để xác định thai nhi bị đầu nhỏ phải theo dõi trong cả một quá trình thai nghén. Bởi cũng có trường hợp đầu bé do tính chất gia đình. Việc theo dõi cả quá trình, đo chu vi vòng đầu cả quá trình mới có thể khẳng định là hội chứng đầu nhỏ hay không.

Với bệnh nhân khẳng định thai nhi mắc hội chứng đầu nhỏ do vi rút Zika, trước khi đưa ra quyết định đình chỉ hay tiếp tục giữ thai bệnh nhân sẽ được tư vấn với cả hội đồng. Tương tự với rubella trước kia, để đánh giá có phải đình chỉ thai do nguy cơ gây hội chứng rubella bẩm sinh trên thai nhi, các bác sĩ sẽ hội chẩn kỹ các nguy cơ trước khi đưa ra quyết định. Việc đình chỉ thai nghén sẽ tùy thuộc theo tuổi thai, nếu phát hiện trước 22 tuần, việc quyết định ngừng thai nghén rất dễ, nhưng nếu muộn hơn 32 tuần thì việc đình chỉ là khó khăn, nhiều nguy cơ cho mẹ. Vì thế, việc theo dõi thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ là rất quan trọng để kịp thời phát hiện nguy cơ.

Trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Zika, Bộ Y tế nhấn mạnh đến các yếu tố nghi ngờ ở người bệnh như: sinh sống và du lịch tới vùng đã lưu hành dịch trong vòng hai tuần trước khi khởi bệnh; có ít nhất một trong hai biểu hiện lâm sàng  hoặc hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh; không xác định được căn nguyên gây bệnh khác như sốt xuất huyết, chikungunya… Việc chẩn đoán xác định sẽ được thực hiện thông qua các xét nghiệm có kết quả dương tính.

Bộ Y tế khuyến cáo, một phụ nữ mang thai khi tính đến phương án xét nghiệm Zika thì chỉ nên thực hiện nếu đang mang thai trong ba tháng đầu có dấu hiệu: sốt phát ban hoặc các triệu chứng đau mỏi cơ khớp, viêm kết mạc; đang sinh sống hoặc đã đến những vùng có dịch; đã quan hệ với chồng hoặc bạn tình có xét nghiệm dương tính với Zika.

Bộ Y tế khuyến cáo những phụ nữ có thai cần đi khám ít nhất 4 lần trong cả thai kỳ, trong đó thời điểm khám lần đầu cần được thực hiện càng sớm càng tốt ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.

Bộ yêu cầu các bác sĩ trong bối cảnh dịch bệnh Zika khi thực hiện khám cho thai phụ cần hỏi rõ tiền sử, các dấu hiệu, triệu chứng lầm sàng. Siêu âm để đánh giá chính xác tuổi thai và hình thái học của thai nhi để phát hiện đầu nhỏ.

Với những phụ nữ mang thai đã xét nghiệm có kết quả dương tính với vi rút Zika nhưng khi siêu âm không thấy dấu hiệu nghi ngờ đầu nhỏ và bất thường về não các bệnh viện cần tiếp tục chăm sóc, theo dõi trước khi siêu âm lại để đưa ra hướng xử trí phù hợp. Khi siêu âm có dấu hiệu nghi ngờ thai nhi bị đầu nhỏ và bất thường về não, cần chuyển thai phụ đến những cơ sở có khả năng chẩn đoán trước sinh để chẩn đoán xác định đầu nhỏ, sàng lọc bệnh bẩm sinh.

Khi đã xác định thai nhi bị tật đầu nhỏ, cơ sở y tế phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tư vấn cho thai phụ và gia đình để họ tự đưa ra quyết định. Trường hợp thân nhân quyết định giữ lại thai, bệnh viện phải tiếp tục chăm sóc thai nghén, tư vấn và hỗ trợ tâm lý trước sinh cho thai phụ cùng gia đình để họ chuẩn bị chăm sóc bé sơ sinh.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Phụ nữ có thai cần áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền vi rút Zika và khám thai định kỳ.

- Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết.

- Đối với phụ nữ có thai tại vùng dịch hoặc/và đi về từ vùng có dịch nếu có triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn.

- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đang sinh sống hoặc đã từng đến vùng có dịch mà có sốt hoặc phát ban và có ít nhất một trong các triệu chứng như đau mỏi cơ/khớp, viêm kết mạc mắt cần xét nghiệm để phát hiện vi rút Zika.

- Vợ, chồng, bạn tình đang sống hoặc trở về từ vùng dịch nếu có ý định mang thai cần đến cơ sở y tế để khám, tư vấn trước khi quyết định mang thai.

- Người từ vùng dịch trở về cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong quá trình mang thai để tránh lây truyền vi rút Zika cho mẹ và con

Theo: Báo SKĐS

Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 11.103
Tháng 07 : 275.882
Năm 2024 : 1.415.189
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 10.213.703